Tại kỳ họp thứ 15 diễn ra đầu tháng 2 vừa qua, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua Chương trình phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2045.
Mục tiêu là để phát triển đô thị Bắc Giang (bao gồm thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng) đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2024 và đạt tiêu chí của đô thị loại I trước năm 2030. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo cổng TTĐT của TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng, hiện TP Bắc Giang gồm 16 phường, xã sau: Phường Trần phú, phường Lê Lợi, phường Ngô Quyền, phường Thọ Xương, phường Hoàng Văn Thụ, phường Trần Nguyên Hãn, phường Mỹ Độ, phường Dĩnh Kế, phường Xương Giang, phường Đa Mai, xã Song Mai, xã Dĩnh Trì, xã Tân Tiến, xã Song Khê, xã Tân Mỹ, xã Đồng Sơn.
Trong khi đó, huyện chia thành 18 đơn vị hành chính, gồm hai thị trấn và 16 xã: Thị trấn Nham Biền, thị trấn Tân An, xã Đồng Việt, xã Đồng Phúc, xã Đức Giang, xã Tiến Dũng, xã Tư Mại, xã Cảnh Thụy, xã Tân Liễu, xã Nội Hoàng, xã Tiền Phong, xã Yên Lư, xã Lão Hộ, xã Trí Yên, xã Hương Gián, xã Lãng Sơn, xã Quỳnh Sơn, xã Xuân Phú.
Theo Chương trình phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2045, sau khi sáp nhập, đô thị Bắc Giang (gồm TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện tại) sẽ được chia làm 9 khu vực phát triển.
Khu vực 1 là Khu đô thị trung tâm hiện hữu với diện tích khoảng 1.466 ha. Khu vực này là trung tâm thành phố Bắc Giang hiện hữu, bao gồm 9 phường, xã: Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Xương Giang.
Khu vực này được định hướng là trung tâm dịch vụ - thương mại và kinh tế của thành phố. Nơi đây sẽ di dời dần những cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không phù hợp với sự phát triến bền vững của đô thị (công nghiệp nặng, công nghiệp gây ô nhiễm môi trường) và chuyển đối các nhà máy cũ đó thành các không gian công cộng như công viên, thương mại dịch vụ, văn phòng, bảo tàng...
Khu vực 2 là Khu đô thị phức hợp, trung tâm mới đa năng, diện tích khoảng 2,247 ha; bao gồm 8 phường, xã, thị trấn: Dĩnh Kế, Tân Tiến, Hương Gián, Dĩnh Trì, Xuân Phú, thị trấn Tân An, một phần phường Hoàng Vãn Thụ và phường Lê Lợi.
Khu vực này được định hướng phát triển là khu đô thị phức hợp, trung tâm mới đa năng của tỉnh và đô thị Bắc Giang; tập trung phát triển các chức năng trung tâm cấp vùng, cấp tỉnh, cấp đô thị trên cơ sở khai thác hai bên tuyến đường tỉnh ĐT.293 và trục Bắc - Nam mới.
Khu vực 3 là Khu đô thị đầu mối - thương mại dịch vụ, diện tích khoảng 1.914 ha; bao gồm 4 xã: Đồng Sơn, Nội Hoàng, Tiền Phong và một phần xã Song Khê.
Đây sẽ là khu đô thị dịch vụ đa chức năng bao gồm: Đô thị - dịch vụ - công nghiệp; phát triển đa dạng các loại hình nhà ở với các dịch vụ hạ tầng xã hội đồng bộ, phục vụ nhu cầu phát triển dân cư mới của đô thị Bắc Giang và vùng lân cận; là trung tâm logistic phía tây nam thành phố Bắc Giang gắn với cảng sông Đồng Sơn và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, với mô hình công viên logistics đô thị; ưu tiên các chức năng phát triến thuận lợi trong việc kết nối vùng, phát triển các trung tâm logistic quốc tế - trung tâm tiếp vận, trung chuyển hàng hóa kết nối với Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).
Khu vực 4 là Khu đô thị phía tây bắc, diện tích khoảng 1.537 ha; bao gồm 6 phường, xã: Mỹ Độ, Đa Mai, Song Mai, Tân Mỹ, Song Khê và một phân xã Đông Sơn.
Khu vực này được định hướng phát triển: Là khu đô thị mới phía tây sông Thương gắn với trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp, các cụm công nghiệp và làng nghề hiện trạng, trung tâm y tế, giáo dục cấp tỉnh, khu du lịch sinh thái ngòi Đa Mai; phát triển đô thị mói sinh thái chất lượng cao gắn với dịch vụ du lịch sinh thái ngòi Đa Mai và phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng có khả năng bị ngập lụt.
Khu vực 5 là Khu đô thị sinh thái phía bắc, diện tích khoảng 907 ha; bao gồm hai phường, xã: Song Mai, Đa Mai.
Định hướng phát triển khu vực này: Là khu ở sinh thái chất lượng cao gắn với dịch vụ du lịch đồi Quảng Phúc, núi Nghĩa Trung, du lịch sinh thái nông nghiệp - thủy sản, trung tâm dưỡng lão - dịch vụ xã hội, khu sản xuất và thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao; phát triển mật độ thấp phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng có khả năng bị ngập lụt.
Khu vực 6 là Khu đô thị cửa ngõ phía đông, diện tích khoảng 2.048 ha; bao gồm thị trấn Tân An và các xã: Bão Hộ, Xuân Phu.
Định hướng phát triển: Là khu đô thị phụ trợ gắn với cửa ngõ nông nghiệp, ngòi Mân chảy ra sông Lục Nam, đồi núi thấp khu vực Lão Hộ, Quỳnh Sơn và khu du lịch Tây Yên Tử; tập trung phát triên đô thị song song với việc hoàn thiện đường vành đai 5 Vùng Thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp quy mô lớn cấp tỉnh nằm cận kề như khu công nghiệp Yên Sơn, Yên Sơn - Bắc Lũng, cụm công nghiệp Lan Mau. Khai thác phát triển các chức năng gắn với cửa ngõ phía đông, trục vành đai 2 đô thị. Khai thác ngòi Mân, cảnh quan tự nhiên phát triển khu đô thị sinh thái Lão Hộ gắn với công viên vui chơi giải trí phía đông đô thị Bắc Giang.
Khu vực 7 là Khu du lịch sinh thái núi Nham Biền, diện tích khoảng 2.599 ha; bao gồm một phần thị trấn Nham Biền và các xã: Nội Hoàng, Tiền Phong, Tân Liễu, Yên Lư, Đồng Sơn.
Đây được định hướng phát triển là khu đô thị sinh thái gắn vơi dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thế dục thể thao, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.
Khu vực 8 là Khu đô thị sáng tạo và sản xuất, diện tích khoảng 4.378 ha; bao gồm thị trấn Nham Biền và các xã: Yên Lư, Cảnh Thụy, Tiến Dũng.
Định hưóng phát triển khu vực này: Là khu đô thị sáng tạo và sản xuất, cực phát triển kinh tế mới của đô thị Bắc Giang; là khu đô thị cửa ngõ phía nam, đầu mối giao thông quan trọng kết nối với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh; tập trung phát triển Khu đô thị nghiên cứu sáng tạo gắn với sản xuất, trở thành cực phát triển kinh tế mới phía nam của đô thị Bắc Giang; xác định định hướng cụ thể và bền vũng cho các khu công nghiệp đế tạo ra một khu hỗn hợp (công nghiệp - đô thị - dịch vụ) đáng sống và làm việc.
Khu vực 9 là Khu vực hành lang xanh, công viên vui chơi giải trí dọc sông Thương. Khu vực này có diện tích khoảng 1.354 ha; bao gồm một phần thị trấn Nham Biền và các phường, xã: Song Mai, Đa Mai, Thọ Xương, Trần Phú, Mỹ Độ, Lê Lợi, Đồng Sơn, Tân Tiễn, Tân Liễu, Hương Gián, Xuân Phú, Tiến Dũng.
Định hướng phát triển: Là hành lang xanh, công viên vui chơi giải trí ven sông, dịch vụ du lịch đường thủy, công viên sinh thái bán ngập, gắn với hành lang thoát lũ sông Thương; cải tạo và bảo vệ hệ thống đê bao, tạo hành lang thoát lũ bền vững cho đô thị nhằm phát triến thành hành lang xanh đa chức năng dọc sông Thương, trở thành trục cảnh quan sinh thái chính của đô thị Bắc Giang.