Một cửa hàng đồ thể thao thương hiệu Puma |
Theo tờ Shanghai Daily, tòa án phán quyết rằng Puma đã sao chép hình ảnh đặc biệt được sáng tạo cho năm Ất Mùi 2015 và sử dụng nó trên các sản phẩm áo tay dài và giày.
Tòa án cho hay thương hiệu Hengyuanxiang 90 tuổi của Trung Quốc đã đăng ký logo này, với hình ảnh vốn được chuyển thể từ chữ tượng hình xưa của Trung Quốc. Khác biệt duy nhất giữa logo hai hãng là kích thước, tòa án Thượng Hải kết luận.
Puma bác bỏ cáo buộc này, cho biết họ sử dụng chữ tượng hình cho logo và đây là loại chữ mà bất cứ ai cũng có thể dùng. Dù vậy, tòa vẫn không thay đổi phán quyết cho rằng nhà sản xuất đồ thể thao quốc tế sao chép logo từ công ty Hengyuanxiang, đánh lừa khách hàng khi khiến họ nghĩ rằng một dòng sản phẩm của Puma có liên quan đến thương hiệu Đại lục.
Apple đòi dẹp biển quảng cáo có logo quả táo tại Việt Nam |
Nhà sản xuất đồ thể thao kiếm được gần 6 triệu nhân dân tệ từ dòng sản phẩm nói trên, theo kết quả điều tra doanh số bán hàng. Dù hàng Puma bán chạy không phải là vì danh tiếng của Hengyuanxiang, hãng này vẫn bị yêu cầu phải trả một nửa doanh thu để bồi thường.
Các vụ tranh chấp thương hiệu tương tự xuất hiện thường xuyên ở Đại lục. Hồi tháng 12.2016, một tòa án Trung Quốc từng xử huyền thoại bóng rổ Mỹ thắng kiện. Họ yêu cầu hãng đồ thể thao Qiaodan ngừng sử dụng chữ viết tiếng Hoa của cái tên Jordan.
Hà Nội: Hàng loạt cửa hàng bán iPhone đồng loạt gỡ logo 'quả táo cắn dở'
Nhiều cửa hàng bán các sản phẩm của Apple tại Hà Nội đã bất ngờ tháo bỏ biển quảng cáo có hình "quả táo cắn ... |