Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hơn 2.000 tỉ đồng

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến hết quý III/2019 là 2.019 tỉ đồng. Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong quý này là 1 tỉ đồng.


hddoxang-1-15414950771241894213928-crop

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hơn 2.000 tỉ đồng. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Cuối năm ngoái, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đạt hơn 3.504 tỉ đồng. Như vậy, sau 3 quý đầu năm 2019, quỹ này đã được sử dụng khoảng 1.500 tỉ đồng.

Đáng chú ý, tại quý gần nhất, Bộ Tài chính đã không sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tổng số trích trong quý đạt tới 2.518 tỉ đồng.

Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong quý III là 1 tỉ đồng.

Lần công bố chi tiết về tình hình trích lập, sử dụng, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu này nhằm thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ, về kinh doanh xăng dầu.

Hiện liên Bộ Tài chính - Công Thương giữ mức trích lập đối với xăng E5 và dầu diesel 100 đồng mỗi lít, xăng A95 là 300 đồng. Dầu hỏa và dầu mazút có mức trích lập lần lượt 100 đồng và 900 đồng mỗi kg. 

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu?

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải mới đây đã đề xuất Quốc hội nghiên cứu, ban hành nghị quyết về tăng cường quản lí, sử dụng các quỹ, xem xét bãi bỏ ngay nhiều loại quỹ, và xem xét xây dựng lộ trình bãi bỏ các quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bình ổn xăng dầu…

Theo ông Hải, cần nghiên cứu, xác định rõ lộ trình hoặc bãi bỏ ngay Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, để mặt hàng xăng, dầu cũng được quản lí giá như các mặt hàng khác theo Luật Giá, mà không cần quỹ bình ổn.

Đề xuất này được nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đồng tình, thậm chí cho rằng lẽ ra cần phải được thực hiện từ lâu, để giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới sẽ hợp lí hơn.

Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, bản chất của quỹ này là đang lấy tiền của chính người mua xăng dầu để "bình ổn" giá cho người mua xăng dầu.

Ở chiều ngược lại, Cục Quản lí giá, Bộ Tài chính cho rằng mục tiêu của việc điều hành giá xăng dầu là hạn chế, không để tác động của giá thế giới tạo ra biến động, sốt giá gây bất lợi thị trường trong nước.

Cục nhận định điều hành quỹ nhưng vẫn phải để giá phản ánh thị trường ở mức độ nhất định, chứ không phải như một số kì điều chỉnh mang tính triệt tiêu sự biến động của thị trường.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.