Tại buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng 4/2019, diễn ra vào chiều 4/5, trả lời thắc mắc về việc giá xăng dầu liên tục tăng thời thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết mức tăng giá xăng dầu của Việt Nam qua các kì điều chỉnh là thấp hơn mức thế giới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng các kì điều chỉnh giá xăng dầu vừa qua là thấp hơn mức tăng của thế giới, do áp dụng quĩ bình ổn xăng dầu. (Ảnh: Petro Times).
Cụ thể, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng thị trường xăng dầu Việt Nam được điều hành theo nền kinh tế thị trường và có sự định hướng Nhà nước.
"Hiện nhà nước không bỏ ra đồng nào để điều hành xăng dầu, tăng giảm là do thị trường quyết định. Giá xăng dầu thế giới sẽ quyết định, tăng bao nhiêu thì chúng ta tăng bấy nhiêu và ngược lại", ông Hải nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hải cũng lưu ý thêm hiện Việt Nam có quĩ bình ổn xăng dầu. Cứ mỗi lít xăng bán ra thì đưa 300 đồng vào quĩ bình ổn. Quĩ này dùng để bù vào mức tăng quá cao từ bên ngoài, đặc biệt trong trường hợp trước, trong, sau Tết và các kì nghỉ lễ quan trọng, để tránh tác động trực tiếp đến người dân.
"Nếu giá nước ngoài tăng cao quá thì chúng ta dùng quĩ này bù giá cho người dân", Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.
Ông Hải cũng cho biết thời điểm điều chỉnh gần nhất, ngày 23/4 là trong điều kiện giá xăng dầu thế giới lên cao nhất từ đầu năm.
Cụ thể, ngày 23/4, giá dầu đạt đỉnh trong 6 tháng gần nhất. Tính đến ngày 2/5, giá dầu đã tăng 32,8% so với đầu năm.
Giá xăng thành phẩm tháng 3 đã tăng 8,5%. Nếu so với đầu 2019, giá thành phẩm đã tăng 28,7-29,4%.
"Chúng ta phải dùng quĩ để giảm mức tăng trong nhiều lần liên tiếp. Nếu không dùng thì mức tăng sẽ còn lên cao rất nhiều", ông Hải khẳng định và cho rằng mục địch của việc điều chỉnh này là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và giúp điều hành kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, theo Thứ trưởng, các kì điều chỉnh này phải hài hoà lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và cơ quan quản lí Nhà nước.
"Chúng ta đã dùng quĩ bình ổn rất nhiều. Nếu không dùng quĩ thì người dân phải gánh giá cao. Khi giá tăng có thể tác động ngược lại kinh tế vĩ mô cả đất nước. Thời gian tới, với diễn biến khó lường của giá xăng dầu thế giới, chúng ta vẫn cần dựa vào quĩ", Thứ trưởng nói.
Từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu này trải qua 9 kì điều chỉnh với chỉ có một lần giảm, 4 lần giữ nguyên và 4 lần tăng giá, trong đó 3 lần tăng liên tiếp. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Trong kì điều chỉnh giá xăng dầu ngày 2/5 vừa qua, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu tăng gần 1.000 đồng/lít. Mức tăng với xăng E5 là 985 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng 956 đồng/lít.
Theo Bộ Công Thương, mức điều chỉnh này là sau khi trích Quĩ bình ổn với mức 925 đồng/lít với xăng E5RON92 và 283 đồng/lít với RON95.
Với mức điều chỉnh này, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá 20.688 đồng/lít với E5RON92 và không cao hơn 20.688 đồng/lít với RON95.
Từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu này trải qua 9 kì điều chỉnh với chỉ có một lần giảm, 4 lần giữ nguyên và 4 lần tăng giá, trong đó 3 lần tăng liên tiếp. Mỗi lít xăng A95 người tiêu dùng phải trả thêm gần 4.600 đồng.
Kinh doanh 09:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 08:57 | 29/08/2024
Kinh doanh 08:59 | 28/08/2024
Kinh doanh 08:52 | 27/08/2024
Kinh doanh 08:49 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 09:00 | 23/08/2024
Kinh doanh 08:49 | 22/08/2024