Tags

Quy hoạch Quảng Bình

Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch Quảng Bình năm 2024 mới nhất

Thông tin quy hoạch Quảng Bình năm 2024 mới nhất

Bài viết sau đây sẽ thể hiện đầy đủ những thông tin về Quy hoạch Quảng Bình thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cách tra cứu quy hoạch Quảng Bình ra sao,...

Quy hoạch Quảng Bình sẽ thể hiện thông tin gì?

Theo Quyết định số 616/QĐ-TTg, thông tin quy hoạch Quảng Bình sẽ thể hiện những nội dung sau:

Phạm vi quy hoạch

Phần lãnh thổ tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 8.000,03 km2, trong đó bao gồm: Thành phố Đồng Hới, Thị xã Ba Đồn, và các huyện như Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh;

- Phía Đông giáp với biển Đông;

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị;

- Phía Tây giáp các tỉnh Khăm Muộn và Savannakhet của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Có tọa độ địa lý từ 16°55’đến 18°05’ vĩ độ Bắc, từ 105°37’đến 106°05’ kinh độ Đông.

Thời kỳ lập Quy hoạch:

- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030.

- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.

Quy mô quy hoạch tỉnh Quảng Bình

Thành phố Quảng Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện bao gồm: Thành phố Đồng Hới, Thị xã Ba Đồn, và các huyện như Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.

Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh Quảng Bình sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:

- Tỉnh Quảng Bình sẽ triển khai quy hoạch ở 1 thành phố là Đồng Hới.

- Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra chiến lược quy hoạch tại thị xã Ba Đồn.

- Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình cũng sẽ triển khai quy hoạch ở 6 huyện gồm: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.

Nội dung quy hoạch tỉnh Quảng Bình

Nội dung Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Quảng Bình.

b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.

c) Đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh gồm:

- Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh.

- Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và lựa chọn các phương án sau:

+ Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;

+ Phương án quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu vực và khu chức năng; phương án tổ chức lãnh thổ và phân bố dân cư (thực hiện theo đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017).

+ Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (thực hiện theo đúng quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k, khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017).

+ Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.

+ Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.

+ Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng hóa sinh học trên địa bàn tỉnh.

+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

+ Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

+ Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

+ Phương án phát triển du lịch của tỉnh.

+ Danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh và thứ tự thực hiện.

+ Hệ thống các giải pháp, nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Quan điểm, nguyên tắc và những mục tiêu lập quy hoạch

Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Quảng Bình phải được dựa trên nhưng quan điểm và nguyên tắc cũng như đạt được các mục tiêu sau:

Quan điểm, nguyên tắc lập quy hoạch

- Việc lập “Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

- Bảo đảm tính nhân dân, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; các nguyên tắc hài hòa lợi ch theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017; bảo đảm tính khả thi, khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả. Kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ.

- Đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương; đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh và giữa Quảng Bình với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng.

Mục tiêu lập quy hoạch

- Việc lập Quy hoạch nhằm phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi và tiến độ thực hiện.

Phương pháp lập quy hoạch tỉnh Quảng Bình

Sau đây sẽ là những yêu cầu cũng như phương pháp lập quy hoạch tỉnh Quảng Bình mà bạn đọc cần nắm được.

Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:

Dựa trên phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Các phương pháp lập quy hoạch:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu.

- Phân tích các mô hình toán, phân tích ma trận SWOT, phương pháp so sánh, tổng hợp.

- Tích hợp quy hoạch.

- Thông tin địa lý, phương pháp bản đồ (GIS).

- Chuyên gia, hội nghị, hội thảo.

- Một số phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật và tính đặc thù của Quảng Bình.

Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến cho độc giả những kiến thức cần thiết về mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch nói chung và Quy hoạch Quảng Bình nói riêng.