Tags

Quy hoạch Thái Nguyên

Tìm theo ngày
Quy hoạch Thái Nguyên mới nhất năm 2024

Quy hoạch Thái Nguyên mới nhất năm 2024

Thông tin đường sẽ mở ở tỉnh Thái Nguyên sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các tuyến đường sẽ mở tại 6 huyện và 1 thị xã và 2 thành phố trên địa bàn tỉnh.

Thông tin quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

Quy hoạch Thái Nguyên sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu đất quy hoạch, tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch,... tại 6 huyện và 1 thị xã và 2 thành phố trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Bao gồm 6 huyện: Quy hoạch huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương.

1 thị xã là: Quy hoạch thị xã Phổ Yên.

Và 2 thành phố: Quy hoạch thành phố Thái Nguyên và Sông Công.

Bên cạnh đó, quy hoạch Thái Nguyên cũng sẽ cung cấp những thông tin đáng chú ý sau đây:

- Hình ảnh tỉnh Thái Nguyên trên Google Vệ tinh.

- Các khu đất quy hoạch dựa trên bản đồ sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên.

- Các khu đất quy hoạch ở các xã và thị trấn theo bản đồ sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên.

Đất quy hoạch được đề cập đến chủ yếu là các loại đất được quy hoạch có mục đích sử dụng không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

- Đất quy hoạch phổ biến là những khu đất được quy hoạch có chức năng sử dụng: Đất cây xanh, đất mặt nước, đất công cộng, đất giao thông, đất làm bệnh viện, đất trường học, đất làm trạm bơm,...

- Các loại đất này sẽ không được xây dựng công trình có chức năng ở, hoặc sẽ được giải tỏa khi nhà nước sử dụng đến theo quy hoạch.

Ngoài ra, còn có các thông tin về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch giao thông, đường sẽ mở theo quy hoạch, đất có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đấu giá đất, quy hoạch giao thông,... trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1. Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng, nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và tầm nhìn Việt Nam, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

2. Đảm bảo tính nhân dân, tuân thủ, liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc, tương thích trong hệ thống quy hoạch quốc gia; tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh vừa đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại, vừa tạo nền tảng phát triển cho các thời kỳ tiếp theo, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân; tính khả thi, khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả.

3. Đánh giá đầy đủ các điều kiện, yếu tố và dự báo xu hướng, bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực, trong nước tác động đến phát triển của Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; đánh giá khả năng khai thác liên kết vùng, hợp tác các địa phương trong cả nước, trước hết là kết nối giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, nhất là kết nối hạ tầng liên vùng, cùng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các cân đối thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

4. Xây dựng quan điểm, thiết lập tầm nhìn và xác định mục tiêu, định hướng không gian phát triển mới để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt, độc đáo của Thái Nguyên so với các tỉnh lân cận và trong khu vực; tập trung phát triển một số nhóm ngành trọng điểm như: (i) Công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ; (ii) Xây dựng và kinh doanh bất động sản; (iii) Nông, lâm nghiệp và thủy sản: (iv) Thương mại - du lịch và dịch vụ; (v) Y tế, chăm sóc sức khỏe; (vi) Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

5. Đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực quan trọng; yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng tinh thần của nhân dân; phát huy, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên.

6. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch năm 2017.

Mục tiêu lập quy hoạch Thái Nguyên

1. Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh; phấn đấu đến năm 2030 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội, cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đối với toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc, tạo dựng nền kinh tế xanh với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao.

2. Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Những thông tin mới nhất về quy hoạch tại Thái Nguyên đều được cập nhật nhanh chóng và chính xác. Các bạn có thể thường xuyên truy cập để theo dõi những thông tin mới nhất về quy hoạch đất tại Thái Nguyên tại trang.