Rùng mình với bà mẹ trẻ cân nặng chỉ 24 kg vì trầm cảm

TS.BS Tô Thanh Phương – Phó GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Trưởng khoa Cấp tính nữ cho biết: “Trong vòng 5 tháng, người mẹ trẻ sút cân trầm trọng từ 57kg xuống còn 24kg, thậm chí còn có ý định tự sát vì bị trầm cảm sau sinh”.

Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân P.T.H, sinh năm 1989, (Hải Hậu, Nam Định), hiện đang điều trị ở khoa A6 (Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Trung ương I).

Theo quan sát của phóng viên, mặc dù mới chỉ 27 tuổi và vẫn đang thời gian cho con bú nhưng chị H. gầy gò, xanh xao với đôi mắt sâu hoắm, trán rô và gương mặt xương xẩu. Nhìn chị già hơn nhiều so với tuổi vốn có của mình. Tuy nhiên, khi được nghe câu chuyện về căn bệnh mà H. đang mắc phải thì ai cũng xót thương, vì suốt 5 tháng trời chị dường như không ăn, không ngủ.

rung minh voi ba me tre can nang chi 24 kg vi tram cam
Chị H. giảm 33 kg sau 5 tháng.

Ngồi bên cạnh con gái, bác Liên chia sẻ, lần sinh nở đầu tiên chị H. đã có những biểu hiện khác hơn so với bình thường. Tuy nhiên, thời gian đầu mọi người cũng không để ý vì những bà mẹ sau sinh thường hay bị như vậy.

Đến lần sinh thứ 2, chị H. bắt đầu có những biểu hiện lạ và nặng hơn lần sinh đầu rất nhiều. Cuối cùng khi đưa đi bệnh viện thì mới biết chị H. đã mắc bệnh trầm cảm ở thể nặng.

“Khi sinh con đầu tiên, con dâu tôi thường có những biểu hiện mà trước đó không có như sợ sệt, rón rén, rửa tay liên tục…Nhưng đến lần sinh thứ 2, cháu có những biểu hiện rất rõ khi bị lẩn thẩn, không cần ăn, không ngủ, cho uống thuốc không uống…cứ như vậy ròng rã 5 tháng trời khi đang từ 57kg giảm xuống còn 24kg gia đình quá lo lắng mới đưa đi khám”, bác Liên chia sẻ.

Có mặt thăm khám cho bệnh nhân bên giường bệnh, TS.BS Tô Thanh Phương – Phó GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Trưởng khoa Cấp tính nữ cho biết: “Đây là ca bệnh nặng về bệnh trầm cảm sau sinh với những triệu chứng rất điển hình, đặc biệt là quá trình sút cân của bệnh nhân diễn ra nhanh chóng”.

rung minh voi ba me tre can nang chi 24 kg vi tram cam
TS.BS Tô Thanh Phương – Phó GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

“Khoảng 1 tháng trước khi H. mới nhập viện, bệnh nhân có những triệu chứng rất nặng, thậm chí bệnh nhân có ý định tự sát, chống đối điều trị quyết liệt như: không nói, không ăn, không uống gì… Cuối cùng chúng tôi phải dùng biện pháp trộn thuốc vào sữa và cho ăn qua đường xông, sau khoảng 2 hôm bệnh nhân đã đáp ứng với thuốc và tiển triển hơn.

Sau đó chúng tôi thay đổi phương án điều trị bằng cách không dùng thuốc mà kích từ để điều trị. Hiện nay, sau khoảng 1 tháng điều trị bệnh nhân tiến triển tốt”, TS Phương chia sẻ. Về phương pháp điều trị đối với các trường hợp như bệnh nhân H.

TS Phương cho biết, hiện bệnh viện đang áp dụng phương pháp kích từ xương sọ đối với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng. Đây là phương pháp mới nhất đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay. “Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không cần dùng thuốc, điều đó sẽ làm giảm các nguy cơ biến chứng hoặc bệnh nhân phải chịu tác dụng phụ của thuốc. Hiện phương pháp này chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu cấp bộ và được Bộ Y tế đánh giá cao”, TS Phương chia sẻ.

Trao đổi cùng PV, Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân, Cố vấn khoa học, giảng viên cao cấp tại Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt cho biết, trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh có thể do thay đổi về nội tiết. Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Rồi việc khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ. Đặc biệt là vấn đề mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.

Biều hiện của những người có triệu trứng trầm cảm thường là tâm trạng buồn bã, giảm hứng thú hoạt động. Hay cảm thấy bản thân vô dụng hay tội lỗi, khó tập trung hoặc không quyết đoán. Đặc biệt, nhiều người rơi vào trạng thái mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, sinh ra mệt mỏi, thiếu sinh lực, suy nghĩ hành động, phản ứng chậm. Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân. Thường nghĩ đến cái chết và tự tử

Lời khuyên từ Thạc sĩ Bùi Hồng Quân, đối với người phụ nữ lần đầu làm mẹ, nên tham gia vào những lớp học do các cơ sở y tế, bệnh viện tổ chức. Tại đây thai phụ sẽ thu lượm được những thông tin bổ ích và giúp cho các bà mẹ tương lai có điều kiện giao tiếp, giảm bớt nỗi lo không đáng có.

Cũng trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm vị trí rất quan trọng. Người chồng, gia đình, người thân… càng gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản thì họ càng cảm thấy bớt lo lắng, dễ chịu hơn vì được quan tâm, lắng nghe và thông cảm.

Bên cạnh đó phụ nữ sau sinh cần có chế độ ăn uống thích hợp, đủ dinh dưỡng. Cũng như có sự chia sẻ của các người thân trong việc chăm sóc con, sẽ là những yếu tố thuận lợi giúp bà mẹ vượt qua được những khủng hoảng dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.