Nhận diện bệnh nhân trầm cảm qua ảnh Instagram

Sẽ thế nào nếu hình ảnh trên Instagram của một người có thể được sử dụng như một thước đo để đánh giá sức khỏe tâm lý của người đó?

Các nghiên cứu đã chỉ rằng, con người thường xuyên thể hiện cảm xúc của mình qua màu sắc dựa trên trực giác của họ. Cụ thể, màu sắc sáng thường sẽ được dùng để biểu hiện tâm trạng tốt, còn những tông màu trầm hơn sẽ được sử dụng khi con người có cảm xúc tiêu cực.

nha n die n be nh nha n tra m ca m qua a nh instagram
Độ sáng tối của tông màu có liên quan trực tiếp tới tâm trạng của người đăng ảnh

Qua nhận định này, nhà khoa học Andrew Reece (Đại học Harvard) và Chris Danforth (Đại học Vermont) đã tạo ra một thuật toán dùng để phân tích màu sắc và các thông tin ẩn sau những bức ảnh để phát hiện bệnh trầm cảm.

Quá trình nghiên cứu

Công trình nghiên cứu này được bắt đầu bằng một khảo sát trên 500 nhân viên làm việc cho dịch vụ Mechanical Turk của Amazon với điều kiện cơ bản chính là họ đang sử dụng Instagram. Những người này sẽ được yêu cầu điền vào một loạt câu hỏi nằm trong mẫu khảo sát lâm sàng chuẩn dành cho những người nghi ngờ bị trầm cảm.

Sau khảo sát, 170 người trong số này đã đồng ý chia sẻ tài khoản Instagram của mình, trong đó có 70 người đã được chẩn đoán có triệu chứng lâm sàng của bệnh trầm cảm sau khi thực hiện khảo sát này.

Từ Instagram của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã thu thập được hơn 40.000 bức ảnh để nghiên cứu trên hai loại đối tượng khác nhau. Đối với nhóm người khỏe mạnh, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ra 100 bức ảnh gần nhất để nghiên cứu. Ngược lại, với nhóm đối tượng trầm cảm, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ra 100 bức ảnh được đăng lên trước khi họ được chẩn đoán mắc bệnh này.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã yêu cầu các tình nguyện viên đánh giá những bức ảnh thu qua việc chấm điểm từ 0 đến 5 đối với các tiêu chí về mức độ thú vị và hạnh phúc mà chúng thể hiện. Những người này cũng được yêu cầu cân nhắc một số yếu tố khác như màu sắc, độ bão hòa và độ tương phản của bức ảnh để đưa ra nhận xét một cách khách quan về độ sống động cũng như cảm giác tươi sáng, rực rỡ hoặc xám xịt, ảm đạm mà bức ảnh mang lại.

Qua việc đánh giá và phân tích các dữ liệu, nghiên cứu đã đưa ra những kết quả thú vị.

Bệnh nhân trầm cảm có xu hướng tránh dùng các bộ lọc để chỉnh ảnh…

Với nguồn dữ liệu phong phú và những thuật toán tin cậy, nhóm nghiên cứu đã nhận định, bệnh nhân trầm cảm thường đăng những hình ảnh với tông xanh, sẫm màu và mờ ảo hơn so với người bình thường.

Họ cũng có xu hướng ít dùng các bộ lọc để chỉnh ảnh, nhưng nếu sử dụng các công cụ này, họ thường thiên về lựa chọn các bộ lọc “Inkwell”, “Crema”, “Willow” hay “Reyes”, nghĩa là những bộ lọc chuyển màu của bức ảnh về dạng trắng đen hoặc làm tối màu bức ảnh. Mặt khác, những người không mắc chứng trầm cảm lại thường sử dụng những bộ lọc với tông màu ấm và làm ảnh của họ sáng hơn như bộ lọc “Valencia”.

nha n die n be nh nha n tra m ca m qua a nh instagram
Bệnh nhân trầm cảm thường dùng các bộ lọc khác với người bình thường

… và đăng ít ảnh chụp nhóm hơn những người bình thường

Bên cạnh việc nhận đánh giá từ những tình nguyện viên, các nhà nghiên cứu còn sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt để xác định số lượng cá thể xuất hiện trong mỗi bức ảnh, đồng thời cũng đánh giá số lượt thích và bình luận trên những bức anh này. Qua phương pháp này, họ nhận định người bị trầm cảm cũng có khả năng đăng những bức ảnh nhóm, song không nhiều gương mặt xuất hiện trong khung hình, chủ yếu chỉ xuất hiện từ một đến hai người.

Bệnh nhân trầm cảm thường nhận được nhiều nhận xét, trong khi người không bị trầm cảm lại có nhiều lượt thích.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức ảnh nào càng nhận được nhiều bình luận, khả năng nó được đăng bởi một bệnh nhân trầm cảm càng cao. Mặt khác, bức ảnh một người bình thường đăng lên thường có xu hướng nhận được nhiều lượt thích.

Có nên tin vào nghiên cứu này không?

Reece và Danforth tin rằng, nghiên cứu của họ là một lời khẳng định cho các quan điểm về sự thể hiện các thay đổi trong tâm lý của người dùng trên mạng xã hội.

Tuy kết quả của nghiên cứu đã được nhận định có thể nhận diện chính xác các bệnh nhân bị trầm cảm đến 70% - cao hơn cả mức độ chính xác của kết quả từ những người được khảo sát, thậm chí là kết quả khảo sát của các bác sĩ đa khoa, nhưng trước khi bạn quyết định dựa trên những kết quả này để thực hiện các khảo sát của riêng mình, hãy nhớ rằng chỉ có máy tính mới có thể đánh giá chính xác mức độ trầm cảm của một người.

Tác giả của nghiên cứu cũng khẳng định, hành vi của một người trên Instagram không thể được dùng như một sự kiểm chứng cho bệnh trầm cảm mà chỉ có thể được coi như một biện pháp dùng để sàng lọc và nhắc nhở những cá nhân có nguy cơ cao mắc chứng bệnh tâm lý này.

nha n die n be nh nha n tra m ca m qua a nh instagram 6 cách đặt mật khẩu mạnh, khó đoán nhưng dễ nhớ

6 cách giúp bạn đặt những mật khẩu đủ phức tạp để ngay cả những hệ thống máy tính phức tạp cũng hầu như không ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.