Các quan chức cấp cao từ tỉnh Hồ Bắc, nơi phát hiện các trường hợp đầu tiên của đại dịch Covid-19, đang tham gia vào một chiến dịch livestream trên ứng dụng Đẩu Âm, phiên bản tiếng Trung đại lục của mạng xã hội video TikTok. Đây được xem là một phần của sáng kiến quốc gia, giúp hồi sinh hoạt động kinh tế tại các khu vực của Trung Quốc, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Chiến dịch Đẩu Âm, được gọi là "May Mayors Show Hubei to You", đã bắt đầu lúc 3h chiều ngày 8/4, với lời giới thiệu của quan chức chính quyền Vũ Hán Lí Cường, sau khi lệnh phong toả 76 ngày tại thành phố Vũ Hán được dỡ bỏ.
"Tôi cảm thấy hơi lo lắng", ông Lí cho biết đây là trải nghiệm livestream đầu tiên của ông. Ông Lí đang giới thiệu mì khô nóng, một đặc sản của thành phố từng là tâm chấn của cơn đại dịch.
"Mì khô nóng mang lại ấn tượng đầu tiên của tôi về Vũ Hán". Ông nói khi nhớ lại lần đầu tiên ông đến Vũ Hán để học năm 1979. "Tôi nhớ mì khô nóng như nhiều cư dân Vũ Hán khác trong đại dịch. Bây giờ, lệnh phong toả được dỡ bỏ và các nhà hàng đang mở, chúng ta có thể ra ngoài và có một bữa ăn sáng ngon miệng", ông chia sẻ với Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.
Theo chiến dịch này, tổng cộng các thị trưởng của 13 thành phố trong tỉnh Hồ Bắc sẽ tham gia vào các phiên livestream để quảng bá sản phẩm từ tỉnh nhà.
Livestream là một ngành công nghiệp đang bùng nổ ở Trung Quốc. Ngành này chứng kiến sự gia tăng nhu cầu thần tốc trong đại dịch, khi hàng chục triệu người ở nhà để giúp ngăn chặn sự lây lan của virus. Các kênh livestream chuyên nghiệp như Lí Gia Kì, người đã bán hàng triệu cây son môi bằng livestream, thu về 145 triệu USD (khoảng 3.427 tỉ đồng) vào ngày Lễ độc thân năm ngoái.
Trong khoảng thời gian Tết Nguyên đán gần đây, người dùng trên Đẩu Âm đã dành trung bình 99 phút cho ứng dụng mỗi ngày, so với 67 phút trong mùa lễ hội năm ngoái, theo báo cáo của QuestMobile. Khoái Thủ, đối thủ cạnh tranh gần nhất của Đẩu Âm, cũng chứng kiến sự gia tăng thời gian sử dụng trung bình hàng ngày từ 44 phút lên 71 phút trong cùng thời gian.
Các cơ quan chính phủ Trung Quốc hầu như đều có tài khoản hoạt động trên Đẩu Âm trước cả khi diễn ra dịch bệnh. Tính đến cuối năm 2018, hơn 5.700 cơ quan chính phủ Trung Quốc và các tổ chức Đảng đã hoạt động trên nền tảng này, dữ liệu từ Đẩu Âm cung cấp.
Khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc được kiểm soát và chính quyền tập trung vào sự phục hồi của nền kinh tế, hơn 30 chủ tịch quận cũng đã tham gia livestream trên Đẩu Âm để giúp bán hơn 1 triệu sản phẩm nông nghiệp, trị giá khoảng 50 triệu nhân dân tệ (165,5 tỉ đồng) tính đến ngày 28/3.
Tuy nhiên, số tiền thu được từ các kênh livestream của các quan chức chính phủ vẫn chẳng đáng là bao so với các kênh livestream chuyên nghiệp khác. "Một cao thủ livestream vẫn cần những khả năng chuyên nghiệp cao để thành công", Trương Đỉnh Đỉnh, một nhà bình trong ngành công nghiệp internet, cho biết.
"Các quan chức của chính phủ tham gia livestream không chỉ đơn thuần giúp bán sản phẩm mà còn để đưa ra tín hiệu rằng thành phố đã hoạt động trở lại bình thường, và cải thiện tình cảm của người dân", ông Trương nói.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020