Mạng xã hội không phải là nơi kiểm chứng thông tin của chính trị gia

Trước những lùm xùm thời gian gần đây giữa Tổng thống Donald Trump và Twitter, tỉ phú Mark Zuckerberg cho rằng mạng xã hội không nên là trọng tài phân xử tính đúng sai của các chính trị gia.

Trả lời phỏng vấn của CNBC, Mark Zuckerberg cho rằng mạng xã hội không phải là nơi để kiểm chứng những thông tin mà chính trị gia đăng.

Mọi chuyện bắt đầu từ rắc rối của Tổng thống Donald Trump và Twitter. Trump được coi là vị tổng thống Mỹ hoạt động trên mạng xã hội năng nổ nhất từ trước tới giờ. 

Trên Twitter, ông Trump có hơn 100 triệu người theo dõi và ông cập nhật tweet hàng ngày như một thói quen.

Trái Twitter, Facebook cho phép chính trị gia chạy quảng cáo sai sự thật, không dán nhãn đúng sai cho bài viết trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Trump đang vướng vào lùm xùm về việc Twitter dán nhãn đúng sai trong một bài viết của ông. Ảnh: CNBC

Vào hôm 26/5, Twitter bất ngờ đưa thêm tính năng fact-checking (kiểm tra tính đúng sai của bài viết) với một bài viết nhạy cảm về chính trị của ông Trump. 

Chỉ một ngày sau, ông Trump tiếp tục đăng lời bình luận: "Twitter đang bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Và là một tổng thống, tôi sẽ không để điều này xảy ra".

Tới ngày 28/5, Trump đã kí một pháp lệnh nhằm vào khâu kiểm duyệt của các mạng xã hội. Giới quan sát nhận định đây là trả đũa Twitter và giám đốc điều hành Jack Dorsey.

Chính vì những lùm xùm gần đây giữa Dorsey và Trump, ông chủ Facebook đã chủ động lên tiếng. Facebook và Twitter là hai mạng xã hội lớn hàng đầu thế giới hiện nay.

"Tôi không nghĩ rằng Facebook nói riêng và các nền tảng trên internet nói chung nên đứng ra làm trọng tài phán quyết sự thật. Các bài phát biểu của chính trị gia là những thông tin nhạy cảm nhất", Zuckerberg nói.

Trái Twitter, Facebook cho phép chính trị gia chạy quảng cáo sai sự thật, không dán nhãn đúng sai cho bài viết trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Facebook cho phép chính trị gia chạy quảng cáo trên nền tảng, kể cả những thông tin sai sự thật. Ảnh: CNBC

Trên thực tế, Facebook cũng có công cụ kiểm tra sự thật một cách độc lập. Tuy nhiên, theo lời Zuckerberg, công cụ này không hướng tới việc cho phép người dùng biết được kết quả kiểm tra. 

"Công cụ kiểm tra sự thật của Facebook không hướng tới việc tuyên bố một phát ngôn là đúng hay sai. Về các phát ngôn chính trị, tôi nghĩ rằng mọi người đều muốn có được quyền bảo vệ quan điểm chính trị", ông chủ Facebook kết luận.

Thời điểm tháng 10/2019, Facebook bắt đầu cho phép các chính trị gia chạy quảng cáo trên nền tảng, bất chấp việc những thông tin đó có sai lệch hay không.

Tuy nhiên, Facebook cũng có những giới hạn riêng của mình. Theo Mark Zuckerberg, không một ai, kể cả các chính trị gia được phép sử dụng Facebook vào mục đích bạo lực, làm hại bản thân hoặc đàn áp cử tri.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.