Saigonbank kinh doanh thế nào trong những năm qua?

Saigonbank có cơ cấu cổ đông khá cô đặc với hơn 65% cổ phần được nắm giữ bởi 4 cổ đông lớn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh không ổn định trong những năm gần đây với các chỉ tiêu tài sản, lợi nhuận liên tục biến động. Tại thời điểm 29/5, Saigonbank có gần 2.200 cổ đông bao gồm cả cá nhân và tổ chức.

Sáng ngày 15/10, hơn 308 triệu cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) đã chính thức được giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 25.800 đồng/cp. Đây là ngân hàng thứ ba được giao dịch trên UPCoM trong năm nay, sau Ngân hàng TMCP Bản Việt và Ngân hàng TMCP Nam Á.

Được thành lập năm 1987, Saigonbank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đến tháng 6/2020, mạng lưới hoạt động của Saigonbank bao gồm Hội sở, 33 chi nhánh, 55 phòng giao dịch, 1 trung tâm kinh doanh thẻ và 1 công ty con. Các chi nhánh tập trung tại các thành phố lớn của khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và Tây Nguyên.

Saigonbank kinh doanh thế nào trong những năm qua?

Trong 5 năm trở lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank không ổn định với lợi nhuận liên tục biến động. Theo đó, từ năm 2015 đến năm 2019, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt lần lượt 55 tỉ, 174 tỉ, 71 tỉ, 52 tỉ và 181 tỉ đồng. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, ngân hàng thu về 125 tỉ đồng lãi trước thuế, tăng 42% so với cùng kì năm trước.

Không chỉ lợi nhuận, tổng tài sản của Saigonbank cũng trồi sụt trong những năm gần đây. Giai đoạn 2015 - 2017, tổng tài sản tăng trưởng đều đặn trên mức 7% mỗi năm. Tuy nhiên, đến năm 2018, tổng tài sản ngân hàng giảm 4% xuống mức 20.373 tỉ đồng, sau đó lại tăng vọt 12% vào năm 2019. 

Tính đến 30/6/2020, tổng tài sản của Saigonbank ở mức 20.569 tỉ đồng, giảm gần 10% so với hồi đầu năm.

Saigonbank có gì lên khi lên UPCoM? - Ảnh 1.

Nguồn: Lê Huy tổng hợp từ BCTC.

Tương tự, tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng cũng tăng, giảm thất thường. Đến hết quí II/2020, số dư tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng lần lượt đạt 14.151 tỉ đồng và 15.981 tỉ đồng.

Saigonbank có gì lên khi lên UPCoM? - Ảnh 2.

Nguồn: Lê Huy tổng hợp từ BCTC.

BCTC quí II/2020 của Saigonbank không có bản thuyết minh chi tiết nên chưa xác định được qui mô các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, theo bản cáo bạch , thời điểm 31/3/2020, ngân hàng có 378 tỉ đồng nợ xấu, tương đương với tỉ lệ nợ xấu 2,64%. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2019, Saigonbank còn nắm giữ 800 tỉ đồng trái phiếu do VAMC phát hành.

Hiện tại, vốn điều lệ của Saigonbank là 3.080 tỉ đồng, không thay đổi kể từ năm 2012 đến nay.

Hơn 65% cổ phần do 4 cổ đông lớn nắm giữ

Tại thời điểm 29/5/2020, Saigonbank có gần 2.200 cổ đông bao gồm cả cá nhân và tổ chức. 

Trong đó, riêng 4 cổ đông lớn chiếm hơn 65% vốn điều lệ bao gồm Văn phòng Thành ủy TP HCM, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hoa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 18,18%; 16,35%; 14,08% và 16,64%.

Saigonbank có gì lên khi lên UPCoM? - Ảnh 3.

Nguồn: Báo cáo bạch Saigonbank.

Hội đồng quản trị (HĐQT) Saigonbank hiện có hai đại diện của các cổ đông lớn gồm Chủ tịch HĐQT là ông Vũ Quang Lãm, đại diện sở hữu của Văn phòng Thành ủy TP HCM và Xây dựng Phát triển nhà Phú Nhuận; và bà Trần Thị Phương Khanh, Thành viên HĐQT, đại diện sở hữu của Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM.

Ngoài ra, HĐQT còn 4 thành viên khác là ông Trần Thanh Giang, ông Trần Quốc Thanh, bà Phạm Thị Kim Lệ và ông Nguyễn Cao Trí.

Về ban điều hành, ông Trần Thanh Giang đang giữ vị trí Tổng giám đốc của ngân hàng cùng 5 Phó Tổng giám đốc là ông Trần Quốc Thanh, bà Võ Thị Nguyệt Minh, ông Phạm Hoàng Hồng Thịnh, ông Nguyễn Ngọc Lũy và ông Nguyễn Tấn Phát.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...