Sản lượng tôm Thái Lan sẽ phục hồi năm 2021?

Theo Undercurrentnews, sản lượng tôm Thái Lan dự kiến sẽ phục hồi ít nhất 17% trong năm 2021 sau khi sụt giảm đáng kể khoảng 25% trong năm vừa qua.

Sorophat Panakorn, một chuyên gia nuôi tôm của chi nhánh công ty công nghệ sinh học Novozymes Thái Lan, phát biểu tại Aqua Expo Guayaquil vào ngày 26/11 cho hay: “Trong suốt ba đến bốn năm trước, Thái Lan đã sản xuất khoảng 300 nghìn tấn tôm/ năm, trị giá khoảng 2,3 tỉ USD”.

“Sản lượng tôm dự kiến dao động khoảng 280 nghìn tấn trong năm 2021 sau khi sụt giảm đáng kể trong năm 2020.

Tuy nhiên sản lượng tôm có thể quay trở lại mức 300 nghìn tấn nếu Thái Lan vận dụng tốt những lợi thế mà đại dịch Covid-19 đem đến cho ngành công nghiệp này, chẳng hạn tiếp tục giao dịch qua các kênh online và đầu tư hơn nữa vào hệ thống tự động”.

Thái Lan là một trong những quốc gia nuôi tôm may mắn khi chỉ gặp vấn đề nhỏ về logistic so với các quốc gia sản xuất tôm lớn khác là Ấn Độ và Ecuador.

Phát biểu trong hội thảo trực tuyến về triển vọng tôm nuôi toàn cầu của Undercurrentnews vào tháng 9, Jim Gulkin, người đứng đầu hội thương nhân thủy sản toàn cầu Siam Canadian Group, cho biết ông không mong đợi sản lượng tôm năm 2020 của Thái Lan về cơ bản sẽ khác so với năm ngoái về tổng trọng tải, mặc dù có thể có một số khác biệt về tỉ lệ kích cỡ.

“Trừ khi giá nguyên liệu thô tăng lên lên đáng kể và người nuôi tôm nhận thức hơn về các giống tôm”, ông Gulkin cho biết vào thời điểm đó.

Tuy nhiên dữ liệu do ông Panakorn đưa ra cho thấy triển vọng bi quan hơn cho năm 2020 do tác động lớn mà đại dịch Covid-19 gây ra trong nước và tác động của 22 cơn bão khác nhau trong năm nay lên quản lí nông trại. 

Sản lượng tôm Thái Lan dự kiến phục hồi năm 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrentnews.

Sản lượng tôm Thái Lan dự kiến phục hồi năm 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: Undercurrentnews.

Triển vọng tương lai cho ngành tôm Thái Lan

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sức mua cũng như tình hình kinh tế của người tiêu dùng Thái Lan, với nhu cầu tiêu thụ tôm nội địa giảm do các hoạt động trong ngành dịch vụ thực phẩm và du lịch kém.

Thực tế tôm Thái Lan hiện nay có giá cạnh tranh do chi phí sản xuất trung bình cao hơn và hoạt động tiếp thị kém hơn các đối thủ cạnh tranh, cũng như một số mối đe dọa sản xuất như dịch bệnh “hội chứng phân trắng trên tôm” (WFS) hoặc không gian canh tác còn hạn chế, theo ông Panakorn.

Giá tôm cỡ 60 con/kg của Thái Lan tốt hơn giá tôm cùng loại của các nước khác như Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.  

Giá tôm cỡ 60 con/kg khoảng 4,86 USD/kg trong tuần 48, tăng trong khoảng từ 3-59% so với giá tôm cùng loại của các nước cạnh tranh. 

“Vì thế, để đảm bảo sự tăng trưởng, ngành tôm Thái Lan cần tập trung vào tình trạng tôm và quản lí chi phí sản xuất, giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh WFS, tìm cách duy trì sản xuất và cung cấp giá tốt hơn bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Thái Lan cũng cần cam kết giảm ô nhiễm môi trường, áp dụng các biện pháp phát triển bền vững và tránh sản xuất quá mức, điều này cũng sẽ làm tăng giá trị tôm của Thái Lan”. theo ông Panakorn. 



chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.