Sáng nay Chánh án Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn

Từ 8h sáng nay, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Hoà Bình - Chánh án Toà án nhân dân tối cao, trả lời chất vấn về giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, nhất là công tác xét xử về dân sự, hành chính, các vụ án tham nhũng.

Ông Bình cũng sẽ nhận được các chất vấn liên quan đến việc nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, và lãnh đạo các bộ ngành liên quan sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn khi cần thiết.

sang nay chanh an nguyen hoa binh tra loi chat van
Từ trái qua; Chánh án Nguyễn Hoà Bình trao đổi với ông Trần Quốc Vượng - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thành viên thường trực Ban bí thư, trên nghị trường. Ảnh: Võ Văn Thành

Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, Chánh án Toà tối cao cho biết ông khá hồi hộp trước phiên chất vấn. Do không biết đại biểu sẽ hỏi gì nên ông đã chuẩn bị tất cả nội dung cần thiết, đặc biệt là vấn đề liên quan đến trách nhiệm của ngành, chất lượng xét xử và tăng cường xử nghiêm những sai phạm.

"Tôi sẽ cố gắng đáp ứng các yêu cầu của đại biểu, và rất mong các đại biểu hiểu, chia sẻ với những khó khăn của ngành", ông Bình nói.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho rằng, không một quốc gia nào tự đánh giá là có nền tư pháp hoàn hảo. Thực tế diễn ra luôn phong phú hơn các quy định của luật, nên nhu cầu cải cách tư pháp là tất yếu, là công việc thường xuyên để tiến đến sự hoàn thiện nhất nhằm phục vụ người dân.

"Năm 2020 sẽ kết thúc chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Đảng, nhưng tôi nghĩ sau đó vẫn cần tiếp tục đổi mới vì nền tư pháp thế giới tiến mạnh cả về cơ sở hạ tầng pháp lý và việc xây dựng đội ngũ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động của ngành", ông Bình cho biết.

Theo người đứng đầu ngành toà án, thời gian qua, khi thực hiện nghị quyết 49 ngành đã làm được nhiều việc. Trước hết là xây dựng hạ tầng pháp lý. Sau Hiến pháp 2013 là một loạt các đạo luật về cải cách tư pháp, trong đó đề cao quyền con người. Nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ của thế giới được áp dụng như suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng... Đội ngũ các chức danh tư pháp đã lớn mạnh hơn trước, kể cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và các đội ngũ khác như giám định viên, các chức danh thi hành án.

"Như vậy là có sự lớn lên về mặt số lượng, nâng cao chất lượng. Cán bộ được đào tạo bài bản hơn, nhiều người có học vị cao. Riêng đội ngũ thẩm phán và điều tra viên 100% có trình độ đại học và cao hơn. Trách nhiệm của họ cũng được nâng cao", ông Bình nói.

Một thành tựu khác được ông Bình chia sẻ, là việc hình thành được tổ chức, cơ chế tuân thủ nguyên tắc Hiến định là quyền lực có sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau.

Chiều nay, từ 14h, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm, và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

sang nay chanh an nguyen hoa binh tra loi chat van Quốc hội dành nửa ngày chất vấn Thủ tướng

Theo chương trình, chiều nay (18/11), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.