Sắp phá dỡ tòa nhà 8b Lê Trực giai đoạn 2, tốn khoảng 17 tỉ đồng

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, dự kiến sẽ phá dỡ tầng 18 của tòa nhà 8b Lê Trực vào giữa tháng 5 tới, với chi phí tạm tính khoảng 17 tỉ đồng, tạm ứng từ ngân sách quận này.
Sắp phá dỡ tòa nhà 8b Lê Trực giai đoạn 2, tốn khoảng 17 tỉ đồng - Ảnh 1.

Hà Nội chuẩn bị phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà 8b Lê Trực sau nhiều lần bị Thủ tướng nhắc xử . (Ảnh: Lê Quân).

Theo UBND quận Ba Đình, việc tháo dỡ giai đoạn 2 công trình 8b Lê Trực là thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, đến nay đã cơ bản đầy đủ các thủ tục.

UBND quận Ba Đình đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế để xử giai đoạn 2 công trình sai phạm 8b Lê Trực, quyết định thành lập các Tổ công tác phục vụ cưỡng chế, làm việc với Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam để xây dựng biện pháp, dự toán kinh phí thực hiện tháo dỡ giai đoạn 2.

Nguồn kinh phí tạm tính để phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà 8b Lê Trực là khoảng 17 tỉ đồng, tạm ứng từ ngân sách quận này.

UBND quận Ba Đình cũng đã kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép chỉ định thầu đơn vị thi công tháo dỡ là Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam.

Sắp phá dỡ tòa nhà 8b Lê Trực giai đoạn 2, tốn khoảng 17 tỉ đồng - Ảnh 2.

Tòa nhà 8b Lê Trực sẽ tiếp tục bị phá dỡ tầng 18 trước khi tính toán phá tầng 17. (Ảnh: Lê Quân).

Theo kế hoạch, việc phá dỡ tầng 18 của tòa nhà 8b Lê Trực sẽ bắt đầu từ vách kính mặt tiền, thiết bị điện, nước, nội thất, tường gạch, sàn bê tông cốt thép… Sau khi hoàn thành phần việc phá dỡ tầng 18, cơ quan chức năng sẽ xem xét phương án phá dỡ tầng 17.

Theo ghi nhận, từ chiều tối 22.4, quận Ba Đình đã triển khai phong tỏa một phần đường Trần Phú, đoạn qua công trình 8b Lê Trực để lắp cẩu tháp, chuẩn bị tháo dỡ giai đoạn 2 công trình này.

Sắp phá dỡ tòa nhà 8b Lê Trực giai đoạn 2, tốn khoảng 17 tỉ đồng - Ảnh 3.

Hà Nội phá dỡ giai đoạn 1 là tầng 19 tòa nhà 8b Lê Trực vào năm 2016. (Ảnh: Lê Quân).

Về quyền lợi người mua nhà tại tầng 17 và 18 tòa nhà 8b Lê Trực, trả lời tại cuộc họp báo đầu tháng 2 vừa qua, ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, xác nhận tầng 17 và 18 tòa nhà 8b Lê Trực có trong giấy phép xây dựng với đầy đủ các chỉ tiêu về sàn, khoảng lùi, chiều cao...

Tuy nhiên, việc xây dựng lại sai về chiều cao nên buộc phải phá dỡ để đảm bảo đúng chiều cao tòa nhà. Đến nay, tòa nhà vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa đủ điều kiện bàn giao cho người mua nhà nên việc giải quyết các kiến nghị, quyền lợi của khách hàng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Trong khi đó, ông Lê Văn Hùng, đại diện Công ty CP May Lê Trực là chủ đầu tư tòa nhà 8b Lê Trực cho biết, đến chiều 23.4, đơn vị vẫn chưa nhận được phương án hay thủ tục liên quan đến việc phá dỡ tầng 18 của công trình này.

Chủ đầu tư này cho biết, đơn vị từng nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan chức năng, trong đó có UBND quận Ba Đình là phải có đầy đủ hồ sơ pháp được cấp đủ thẩm quyền phê duyệt, trước khi phá dỡ phần vi phạm của dự án, do tầng 17 và 18 đã được cấp phép xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ nhiều lần nhắc nhưng Hà Nội chưa xử xong việc xử sai phạm ở công trình 8b Lê Trực

Tháng 3.2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ký cấp phép xây dựng cho công trình 8b Lê Trực với các hạng mục, trong đó có trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê, diện tích xây dựng là hơn 1.700 m2; tổng diện tích sàn hơn 29.000 m2 (chưa kể diện tích 4 tầng hầm); chiều cao công trình 53 m, 18 tầng nổi (bao gồm cả tầng thuật, tum thang); 4 tầng hầm.

Tháng 9.2015, dư luận bắt đầu xôn xao về công trình này, khi ở cạnh Lăng Bác. Sau đó, đoàn liên ngành do Thanh tra Hà Nội chủ trì đã vào cuộc làm rõ công trình xây dựng sai phạm.

Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Công trình được cấp phép xây dựng cao 53 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép...

Cũng liên quan đến các sai phạm tại công trình 8b Lê Trực, Thủ tướng đã nhiều lần nhắc nhở, nhưng đến nay đã hơn 4 năm TP Hà Nội chưa xử xong.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.