Sau bão lũ, rau củ 'thi nhau' đội giá

Do ảnh hưởng của bão lũ, nhiều vườn rau lớn tại miền Trung, Đà Lạt bị thiệt hại nghiêm trọng khiến giá rau, củ tăng gấp 3,4 lần thường ngày. Nhiều siêu thị đã treo bảng hạn chế số lượng khách mua để tránh tình trạng "cháy" hàng.
sau bao lu rau cu thi nhau doi gia
Giá rau củ tăng "chóng mặt" sau đợt mưa lũ vừa qua.

Khảo sát tại các chợ truyền thống, hệ thống siêu thị tại TP HCM giá rau củ quả đều tăng cao. Những loại thực phẩm tăng nhanh nhất là rau muống, xà lách, súp lơ, khoai tây, cà chua... Giá rau muống tăng từ 5.000 đồng/kg lên 8 - 10.000 đồng/kg, xà lách tăng từ 30.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg. Đặc biệt, giá cà chua tại các chợ tăng từ 30.000 đồng/kg lên 70 - 80.000 đồng/kg.

"Bình thường mỗi ngày tôi đi chợ chỉ mua hết khoảng 30 nghìn tiền rau cho 4 người ăn nhưng mấy ngày nay mua gần 100 nghìn ăn vẫn thiếu. Lúc đầu cứ nghĩ bị các tiểu thương "chặt chém" nhưng đi khảo sát các chợ khác thấy chợ nào giá rau củ quả cũng tăng. Giá rau giờ còn đắt hơn cả thịt bò nữa", chị Thu Nguyệt (ngụ Tân Bình) buồn bã nói.

Không chỉ riêng chị Nguyệt, hầu hết các bà nội chợ tại TP HCM đều bất ngờ với việc giá rau củ tăng đột biến trong thời gian qua. Nhiều người phải "thắt lưng buộc bụng" để bữa cơm gia đình có đủ chất dinh dưỡng.

sau bao lu rau cu thi nhau doi gia
Giá cà chua ở các chợ truyền thống lên tới 80.000/kg.

"Gia đình tôi có 2 con nhỏ nên nhu cầu sử dụng rau củ khá nhiều. Mấy ngày nay giá các mặt hàng đều tăng "chóng mặt" khiến tôi phải bớt các khoản chi tiêu ngoài lại để tập trung cho bữa ăn chính của gia đình để các con đầy đủ chất dinh dưỡng. Giá rau củ mà cứ tiếp tục tăng chắc tôi phải trồng rau tại nhà để sử dụng chứ rau đắt hơn thịt thì tiền đâu mà chịu cho nổi", chị Võ Anh Như (ngụ Gò Vấp) chia sẻ.

Giá rau củ tăng có lẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp. Nhiều công nhân sẵn sàng bỏ luôn rau trong bữa ăn thường ngày để tiết kiệm chi phí. "Giá rau củ mà đắt gấp 3 lần tiền mua cá thịt thì công nhân sao mà sống cho nổi. Thà bỏ luôn rau ra khỏi bữa cơm chứ tiền lương ba cọc ba đồng mà giá cả tăng như vậy tiền đâu mà mua", anh Phước Vĩnh (công nhân may ở quận Gò Vấp) cho hay.

Không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng, các tiểu thương tại các chợ truyền thống cũng điêu đứng vì giá rau, củ. Nhiều tiểu thương chỉ dám nhập một số lượng rất nhỏ để bán cầm chừng vì sợ giá cao quá không ai mua.

sau bao lu rau cu thi nhau doi gia
Nhiều siêu thị giới hạn người mua cà chua, rau, củ.

"Bình thường mỗi ngày tôi bán gần 300 bó rau muống, hàng chục kg cà chua, khoai tây nhưng mấy ngày nay chỉ bán được 1/3 số đó. Giá rau quả tăng, chúng tôi nhập vào giá đã cao rồi nên phải bán giá cao nhưng giá cao lại ít người mua. Mấy ngày đầu tôi nhập nhiều quá bán "ế" phải bỏ đi gần 3 triệu tiền hàng nên mấy ngày nay tôi chỉ nhập 1 số lượng rất nhỏ để bán trong ngày", bà Mai (chủ sạp sau quận Gò Vấp) tâm sự.

Tình trạng khan hiếm rau củ không chỉ xảy ra ở các chợ truyền thống, các siêu thị, hệ thống bán lẻ rau, củ quả cũng luôn trong tình trạng "cháy" hàng. Các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Coopmart cũng phải đăng bảng để "hạn chế" người mua. Cụ thể, Big C và Coopmart đều hạn chế mỗi người chỉ được mua 2kg cà chua/ ngày, các loại rau củ khác cũng không còn được mua thoải mái như trước.

Trao đổi về vấn đề trên, đại diện chợ đầu mối nông sản Bình Điền cho biết: "Do ảnh hưởng của bão lũ thời gian qua nên lượng rau củ ngày càng khan hiếm. Lượng rau, củ của thủ phủ rau Đà Lạt cũng giảm từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, giá rau, củ ngày càng tăng cao và tiếp tục tăng trong thời gian tới".

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.