Sau Tết, lại lo trò bỏ học, quên bài vở, đi học muộn

Sau Tết, giáo viên lại lo trò bỏ học, quên bài vở, lo các em đi học trễ, lo học sinh cúp tiết, lo mãi chơi chểnh mảng học hành, lo nhiều em đua đòi ăn diện,...
sau tet lai lo tro bo hoc quen bai vo di hoc muon PGS Bùi Hiền: Dòng chữ 'QƯỜI ĐỊOP CÂU LỘK' trên dải băng của 'cô Đẩu' Táo quân 2018 chưa chuẩn
sau tet lai lo tro bo hoc quen bai vo di hoc muon Tác giả đề xuất cải tiến 'Tiếw Việt' nhiều năm ăn Tết một mình với bánh chưng, vài miếng giò và ớt tươi
sau tet lai lo tro bo hoc quen bai vo di hoc muon Người dân đi chùa thả cá phóng sinh, ra Văn Miếu 'sờ hạc đồng' để cầu may
sau tet lai lo tro bo hoc quen bai vo di hoc muon PGS Bùi Hiền viết câu đối Tết bằng chữ cái 'Tiếw Việt mới' tặng bạn bè

LTS: Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều học sinh có thói quen nghỉ ngơi vui chơi ngày Tết nên chểnh mảng chuyện học hành. Cô giáo Thảo Ly bày tỏ những nỗi niềm lo lắng của giáo viên về học sinh sau đợt nghỉ Tết.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Bao giờ cũng thế, cứ sau một kì nghỉ dài, bất kì giáo viên nào cũng mang trong mình tâm trạng lo lắng.

Lo trò bỏ học, quên bài vở, lo các em đi học trễ, lo học sinh cúp tiết, lo mãi chơi chểnh mảng học hành, lo nhiều em đua đòi ăn diện, sinh hoạt không theo nội quy…

Trăm nghìn nỗi lo cứ quấn lấy giáo viên sau Tết. Và dù có lo lắng thì hiện thực vẫn cứ xảy ra.

sau tet lai lo tro bo hoc quen bai vo di hoc muon
Sau Tết học sinh chưa bắt kịp với nhịp học tập trên lớp là điều giáo viên luôn lo lắng. (Ảnh mang tính minh hoạ, nguồn: Vtv.vn).

Những đổi thay của học sinh sau Tết

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh đi học trễ. Trẻ nhỏ thì ba mẹ vội vàng tay xách cặp, tay vừa lôi vừa kéo các bé đi trong sự ghì, níu giữ của trẻ.

Có em la khóc nhất định không vào lớp, em vừa đi vừa ngáp trông đến tội.

Đâu chỉ mỗi con đi học muộn. Mẹ cũng vội vã đến cơ quan để kịp giờ.

Thế rồi vì nôn nóng, ba, mẹ vừa hối hả dắt con, vừa la toáng chửi bới với biết bao ngôn ngữ chẳng xuôi tai.

Lỗi không thuộc về trẻ vì chúng còn quá nhỏ. Do thời gian nghỉ Tết, học sinh có thói quen thức khuya và ngủ nướng.

Lỗi do ba mẹ thường có tâm lý “Tết mà, cho chúng xả hơi”. Thế là, trẻ nhỏ cứ thức khuya thoải mái, học sinh lớn thì đi chơi đến khuya, mệt và về ngủ khi nào muốn dậy thì dậy.

Gần nửa tháng ăn ngủ kiểu tự do như thế nên ngày đến trường sao có thể đúng giờ cho được.

Chuyện này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em ở trường.

Có em lên lớp ngủ gục tại bàn, em thì mơ màng suốt buổi… nên bài giảng của thầy cô chẳng thể nào tiếp thu được.

Khá nhiều em đến lớp quên hết bài vở dù đó chỉ là những kiến thức sơ đẳng cần nhớ.

Học sinh nhỏ chẳng còn nhớ bảng cửu chương. Trẻ lớp 1 đánh vần ê a từng tiếng dù trước đó khá nhiều em đã đọc trơn do suốt thời gian dài không ôn lại các âm vần.

Học trò lớn hơn quên hằng đẳng thức, cách quy đồng mẫu số, cách tính giá trị biểu thức…

Không chỉ lãng quên về kiến thức, hình thức thay đổi của nhiều học sinh cũng là điều đáng nói.

Nhiều em nữ tóc nhuộm vàng hoe, móng tay móng chân sơn đỏ chót.

Học sinh nam hớt đầu tóc húi cua cũng nhuộm đủ màu, đi đứng thì khệnh khạng, ăn nói nhát gừng trịnh thượng, đặc biệt luôn dùng tiếng đệm chói tai… kiểu mấy tay anh chị lêu lổng ngoài đời.

Một số khác sớm nhiễm thói ăn chơi như uống bia, hút thuốc.

Nhiều thầy cô đã bắt được những học sinh lớp 6, lớp 7 lén lút hút thuốc sau nhà vệ sinh. Những học sinh lớp 8, 9 đã học thêm thói quen uống rượu bia…

Những nỗ lực của giáo viên

Với con mắt nghề nghiệp thì chỉ nhìn qua học trò thầy cô cũng biết được những đổi thay bất thường của những học sinh này.

Giáo dục, uốn nắn các em vào nền nếp cũ cũng chẳng dễ dàng gì nhất là đối với những học sinh bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Thầy Dũng, một giáo viên bậc Trung học phổ thông, cho biết “muốn thành công, giáo viên phải kiên nhẫn, hướng dẫn và nhắc nhở các em từ từ. Ngay từ đầu mình đưa vào khuôn phép dễ bị thất bại”.

Nhiều thầy cô đã phải gần gũi, thân thiện để góp ý nhẹ nhàng và chân tình với những học sinh có biểu hiện ăn chơi đua đòi thể hiện ở đầu tóc, quần áo hay việc nhiễm thói xấu hút thuốc, rượu bia.

Sự tận tình thể hiện lòng yêu thương của thầy cô đã giúp nhiều học sinh tránh xa những thói xấu mới học đòi.

Trẻ quên bài vở, quên thói quen chuẩn bị bài ở nhà, đi trễ, hay ngủ gật trong lớp… thầy cô đã phải liên hệ với phụ huynh nhờ cộng tác giúp đỡ.

Thầy Dũng dẫn chứng những học sinh bỏ học sau Tết (ngoài một số nguyên nhân mang lại) trong đó có nguyên nhân quan trọng là thầy cô quá nôn nóng trong việc đưa các em về lại lối sống học tập và sinh hoạt trước kia.

Cô Mai, một giáo viên ở trường tiểu học, cho biết:

Chỉ sau ba ngày Tết, tôi đã phải thường xuyên liên hệ với phụ huynh về việc duy trì lại thói quen học tập và sinh hoạt cho các em như việc cho con đi ngủ sớm, dậy đúng giờ.

Mỗi ngày dành hai tiếng để bé ôn lại bài vở. Nhờ thế, lớp của tôi sau Tết đi học các em bắt kịp với việc học và sinh hoạt ở trường khá nhanh”.

Kết thúc kì nghỉ dài, dư âm những ngày Tết sẽ còn mãi gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.

Thế nên, giúp học sinh cân bằng lại thời gian là việc cần làm. Trách nhiệm này đâu chỉ riêng phụ huynh?

Thực tế cho thấy, nơi nào giáo viên quan tâm thì nơi ấy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những chuyện buồn sau ngày các em nhập học.

sau tet lai lo tro bo hoc quen bai vo di hoc muon Mùng 1 Tết, hàng nghìn học sinh cuối cấp xếp hàng xin chữ ở Văn Miếu cầu đỗ đạt

Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, hàng nghìn học sinh lớp 12 đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ 'đăng khoa', ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.