(Ảnh: Dân trí) |
Liên quan đến tình trạng xe dùng phù hiệu hộ đê giả nhằm trốn phí BOT, ngày 3/10, ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho biết đơn vị này nhận trách nhiệm và sẽ rà soát, chấn chỉnh.
Theo ông Quang, biển xe hộ đê hiện được 2 đơn vị cấp là Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và UBND các tỉnh ủy quyền cho một cơ quan trực thuộc.
"Hầu hết là ủy quyền cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của các tỉnh", ông Quang nói.
Cũng theo vị này, năm 2018 có 568 phù hiệu xe hộ đê do Trung ương cấp và địa phương cấp 1.867.
Đáng chú ý là theo báo cáo của các địa phương, thẩm tra bước đầu cho thấy chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm.
"Hiện tại, Cchúng tôi cũng đã có văn bản đề nghị phía Bộ Công an hỗ trợ, xác minh vấn đề phù hiệu xe hộ đê.
Được biết, Bộ đã giao Cục CSGT làm rõ và trong thời gian tới vụ việc này sẽ sáng tỏ hơn", ông Quang nói.
Theo ông Quang, năm 2016 có gần 1.000 xe được cấp phù hiệu xe hộ đê và năm 2017 là trên 1.000 chiếc.
Năm 2018, Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhận được 858 đề nghị cấp biển như chỉ cấp cho 568 xe đủ điều kiện.
Người dân phơi lúa kín đường dưới chân cầu Nhật Tân, Hà Nội |
Cũng liên quan đến vấn đề xe hộ đê, theo ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), số lượng xe hộ để đi qua các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý có dấu hiệu giảm.
Tuy nhiên, theo ông Nhi, các tỉnh phía Bắc sử dụng xe hộ đê nhiều hơn miền Trung và Nam. Cụ thể là Hải Hương cấp phù hiệu xe hộ đê cho 250 xe.
"Các xe hệ đê gây khó khăn cho đơn vị thu phí khi đầu vào không trưng phù hiệu, vẫn lấy thẻ thu phí.
Sau đó, tới đầu ra mới đẩy lên phù hiệu hộ đê, không trả thẻ cho đơn vị quản lý. Mỗi năm chúng tôi mất khoảng 5.000 chiếc thẻ với giá hơn 200.000 đồng/chiếc", ông Nhi nói.
Ngoài ra, vị này cũng cho biết nhiều tài xế lái xe có phù hiệu hộ đê lái rất ẩu, có hành vi nhục mạ, chống đối nhân viên thu phí.
Theo ông Trần Anh Tú, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi, quản lý tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), đơn vị này đã có hướng dẫn cụ thể cho nhân viên thu phí để phát hiện xe hộ đê giả.
Về tình trạng bán, cho các phù hiệu xe hộ để để trốn phí BOT, theo Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Phó trưởng phòng Tuyên truyền, điều tra, giải quyết TNGT (Cục CSGT) cho biết nhiều hình thức giấy tờ giả khác cũng được sử dụng không riêng phù hiệu xe hộ đê.
"Sử dụng các thiết bị, tín hiệu giả xe ưu tiên, theo Nghị định 46 sẽ xử phạt từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Còn nếu chủ động làm giả phù hiệu giả, thì sẽ phải xử lý hình sự", ông Nhật thông tin thêm.
Hà Nội: Cỏ mọc cao quá đầu người đi xe máy trên phố |
Về vấn đề xử lý trách nhiệm vụ xe hộ đê trốn phí, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng Tổng cục Phòng chống thiên tai cần kiểm điểm nghiêm khắc và xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, không thể để nhẹ nhàng cho qua.
"Sử dụng phù hiệu xe hộ đê để trục lợi là ăn cắp tiền của người dân, nhà nước. Không thể để vụ việc này chìm xuồng, Bộ GTVT cần kiến nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án", ông Thanh nói.
Đề nghị lấy vụ này làm điểm cho các vụ xe sử dụng biển ưu tiên khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật gây bức xúc dư luận.
Ông Thanh cũng đặt câu hỏi về việc nhiều người đi xe sang như Lexus, Cadilac lại được cấp phù hiệu xe hộ đê trong khi họ không thiếu tiền?
"Sở hữu ô tô vài tỉ lại "ăn trộm" vài chục ngàn? Theo tôi ở đây có việc thích ra oai, coi thường pháp luật", ông Thanh nhấn mạnh.
Hà Nội: Dân vượt công trường về nhà chung cư cao cấp
Nhiều người dân sống ở chung cư cao cấp tại Hà Nội phải vượt qua công trường đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài để về ... |
Hà Nội: Xe máy 'đột nhập' công trường để tránh ùn tắc trên đường Phạm Văn Đồng
Vào giờ cao điểm, hàng loạt xe máy bất chấp nguy hiểm đi vào khu vực công trường ở đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) ... |