Sinh viên khiếu nại vì giáo dục ĐH Anh không như quảng cáo

Ngày càng nhiều sinh viên các trường ĐH Anh không hài lòng về cơ sở vậy chất, nội dung khóa học, chất lượng giảng dạy…

Tờ The Guardian ngày 26-4 đưa tin số đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan giám sát trường đại học ở nước Anh ngày càng tăng, với số tiền bồi thường, bồi hoàn cho sinh viên không hài lòng với dịch vụ này lên tới 650.000 bảng Anh hồi năm 2017.

sinh vien khieu nai vi giao duc dh anh khong nhu quang cao

Một buổi tốt nghiệp tại trường ĐH Anh. Ảnh: Alamy

Cụ thể, báo cáo thường niên của của Văn phòng đánh giá độc lập Anh (OIA) cho thấy số đơn khiếu nại của sinh viên trong năm 2017 tăng 8% so với năm trước. Nguyên nhân của việc sinh viên không hài lòng là do cơ sở vật chất kém và nội dung khóa học không giống với nội dung ban đầu được cung cấp, giới thiệu. Ngoài ra, sinh viên cũng khiếu nại về chất lượng giảng dạy và giám sát.

OIA cho biết đã nhận được 1.635 đơn khiếu nại trong năm 2017, tăng 8% so với năm 2016, khi học phí tăng lên 9.000 bảng/năm.

Số lượng khiếu nại được xác minh là đúng hoặc được giải quyết tăng chóng mặt tới mức đỉnh điểm trong những năm gần đây. Cụ thể, năm nay, các khiếu nại được đánh giá hợp lý và được giải quyết tăng 24%, so với con số tăng 22% năm trước và chỉ 18% hồi năm 2012.

Đáng chú ý, sinh viên luật và kinh doanh chiếm tỉ lệ nộp đơn khiếu nại nhiều nhất trong các trường ĐH, CĐ đồng thời là những người kiên trì kêu gọi cơ quan giám sát giải quyết vấn đề nhất. Nguyên nhân được cho là do nhóm này "có xu hướng nhận thức rõ hơn về quyền lợi của mình so với các sinh viên khác". Ngoài ra, sinh viên quốc tế thường khiếu nại nhiều hơn sinh viên Anh hoặc khối châu Âu, chiếm 23% số đơn khiếu nại mặc dù lượng sinh viên này chỉ chiếm tỉ lệ 13% trong tổng số sinh viên.

Phần lớn các khiếu nại liên quan đến tình trạng học tập, bao gồm điểm thi và kết quả bằng cấp, trong khi vấn đề phân biệt đối xử và nhân quyền chỉ chiếm 5% các trường hợp.

Tổng số tiền các trường ĐH Anh phải bồi thường cho gần 200 sinh viên lên tới 583.321 bảng. Ngoài ra, các trường mất thêm 70.000 bảng nữa nhằm hòa giải riêng cho các sinh viên khiếu nại.

Cá biệt, có nam sinh viên nhận được 47.000 bảng tiền bồi hoàn sau khi khiếu nại về giám sát viên vô trách nhiệm đã khiến nam sinh này phải bỏ học.

Trường hợp khác, một trường ĐH phải trả 17.000 bảng Anh cho một sinh viên quốc tế do trường cố tình kéo dài thời gian học thêm 18 tháng khiến học phí và tiền sinh hoạt tăng lên tới mức khó giải quyết được.

Cơ quan giám sát cũng khuyên các trường ĐH nên hạn chế đưa ra những lời xin lỗi trống rỗng cho những người được bồi hoàn như: "Chúng tôi xin lỗi về những sai sót của trường ĐH và chúc bạn một tương lai may mắn".

ĐỌC THÊM:

sinh vien khieu nai vi giao duc dh anh khong nhu quang cao Để tránh bị kiện, ĐH Việt Nam không nên 'cứ hô hào sinh viên vào trường, cứ nộp tiền, rồi học thế nào cũng được'

Từ chuyện sinh viên kiện trường đại học ở Anh, GS Đặng Ứng Vận cho rằng, các trường Việt Nam cần tránh tình trạng "cứ ...

sinh vien khieu nai vi giao duc dh anh khong nhu quang cao Nếu bằng cấp không giúp có việc làm, sinh viên Việt Nam có thể kiện trường đại học?

Theo Luật sư Nguyễn Tri Đức, việc sinh viên kiện trường đại học là chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, nhưng thực tế ...

sinh vien khieu nai vi giao duc dh anh khong nhu quang cao Không học được gì để làm việc, sinh viên nước ngoài kiện trường đại học: 'Giật mình' nhìn về giáo dục Việt Nam

Từ việc một sinh viên kiện lại trường đại học ở Anh vì cho rằng quảng cáo chương trình đào tạo sai sự thật, một ...

sinh vien khieu nai vi giao duc dh anh khong nhu quang cao Nữ sinh xuất sắc kiện trường vì nhận bằng đại học vô giá trị

Một cựu sinh viên đã kiện trường đại học ra tòa sau khi khẳng định rằng 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.