Sơ cứu đúng cách khi có người bị bỏng do hỏa hoạn

Khi xảy ra cháy nổ, việc có người mắc kẹt lại trong đám cháy và bị bỏng là điều khó tránh khỏi, thậm chí nó còn là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nhiều trường hợp.
 
so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan Ông bố tình nguyện hiến da để ghép cho con trai bị bỏng nặng
so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan Tại sao bàn tay không bị bỏng khi nhúng vào kim loại nóng chảy?

Trên báo Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Như Lâm, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác cho biết, bỏng là một chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bỏng có thể làm rối loạn chức năng vùng bị tổn thương, để lại sẹo trên da, nghiêm trọng hơn là gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời cho nạn nhân.

so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan
(Ảnh: Nhà thuốc Long Châu)

Tiến sĩ Lâm cho biết, mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào việc xử trí ban đầu. Sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tránh hoặc giảm được tối thiểu những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ BỎNG

Cấp độ 1: Bỏng bề mặt

Đây là cấp độ nhẹ nhất, thông thường nạn nhân chỉ bị tổn thương lớp ngoài cùng của da, khiến vùng bị bỏng đỏ ửng và đau rát do đầu mút dây thần kinh bị kích thích. Các chuyên gia cho biết, ở mức độ này, nạn nhân chỉ cần sơ sứu bằng cách chườm đá hoặc đắp nha đam là vết thương sẽ lành hẳn sau 3 ngày và không để lại sẹo.

Cấp độ 2: Bỏng 1 phần da

Ở cấp độ này, lớp biểu bì và 1 phần lớp chân bì sẽ bị tổn thương, các túi nước phồng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị thương. Nếu được sơ cứu đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ thì sau 1 – 4 tuần, vị trí bị bỏng sẽ lành thương và không bị nhiễm trùng.

so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan
(Ảnh: YouTube)

Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm cho vết bỏng nặng hơn và chuyển thành bỏng cấp độ 3.

Cấp độ 3: Bỏng độ III

Các bác sĩ cho biết, vết bỏng ở cấp độ này cực kì nghiêm trọng. Toàn bộ lớp dưới da biểu bì đều bị tổn thương. Thay vì có màu đỏ vị trí bị tổn thương sẽ chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại và khô cứng. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới các bệnh viện gần nhất để được bác sĩ kịp thời cấp cứu, tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.

CÁCH XỬ TRÍ NGƯỜI BỊ BỎNG DO HỎA HOẠN

Khi có người bị bỏng, trước hết cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng. Sau đó lập tức ngâm chỗ bỏng vào nước mát hoặc dùng vòi nước đang chảy xả nhẹ vào chỗ bỏng để làm giảm nhiệt độ bề mặt da, giảm độ sâu của bỏng, giảm nguy cơ gây sốc cho nạn nhân.

so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan
(Ảnh: Nguoiduatin.vn)

Nên ngâm càng sớm càng tốt và ngâm khoảng 15 – 20 phút. Nếu vị trí của vết bỏng không thể ngâm nước thì hãy dùng miếng gạc thấm nước lạnh đắp lên vết bỏng. Có thể lặp lại nhiều lần rồi sau đó chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp bỏng nặng thì cần chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Đại tá, bác sĩ Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa cấp cứu Học viện Quân y 103 chia sẻ trên News.zing rằng, khi bị bỏng, nhiệt độ trên da đang là rất nóng nên tuyệt đối không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh. Vì sẽ khiến thân nhiệt hạ, dẫn đến cảm lạnh, gây co cơ, bác sĩ vừa phải tiến hành cấp cứu chữa cảm lạnh lại vừa phải điều trị bỏng thì sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan
(Ảnh: Nguoiduatin.vn)

Đối với những nạn nhân bị bỏng vùng cổ và mặt, nếu bị kẹt trong nhà mà ở đó có dầu, đồ đạc, bàn ghế đang bốc cháy thì hiện tượng phù mặt và cổ rất dễ xảy ra. Những trường hợp này cần được ưu tiên số 1 và phải chuyển ngay tới các bệnh viện gần nhất. Trong khi chờ đợi phương tiện và bác sĩ cấp cứu, những ngời xung quanh cần theo dõi để đảm bảo sự thông thoáng cho đường hô hấp của nạn nhân.

Thêm một điều mà các bác sĩ lưu ý khi sơ cứu cho người bị bỏng đó là phải rất thận trọng để tránh làm vết bỏng bị nhiễm bẩn. Không dùng nước không sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng, và nếu có điều kiện thì người cấp cứu nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng của nạn nhân.

Theo PGS.TS Nguyễn Như Lâm, do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân bỏng rất dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống nước, đặc là các loại nước khoáng, nước muối…

Cấp cứu bỏng tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số nạn nhân bỏng nếu được giữ sạch thì vết thương sẽ lành tự nhiên.

so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan Ông bố tình nguyện hiến da để ghép cho con trai bị bỏng nặng
so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan Tại sao bàn tay không bị bỏng khi nhúng vào kim loại nóng chảy?
so cuu dung cach khi co nguoi bi bong do hoa hoan Ăn gì khi bị bỏng để da mau lành và không để lại sẹo?
chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.