Số phận những chiếc máy bay của đại gia Việt giờ ra sao?

Cho tới hiện tại Việt Nam có ba đại gia từng sở hữu máy bay riêng. Vậy hiện giờ số phận của những chiếc máy bay đó ra sao?

Beechcraft King Air350 của Bầu Đức

Sau 11 năm sử dụng và là đại gia Việt đầu tiên sở hữu máy bay, Bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) đã bán lại chiếc máy bay Beechcraft King Air350 cho Công ty Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines). Hiện tại chiếc máy bay đang làm thủ tục xin cấp Chứng chỉ Người khai thác tàu bay (AOC) để đưa vào khai thác thương mại.

so phan nhung chiec may bay cua dai gia viet gio ra sao
Ông Đoàn Nguyên Đức (trái) bên chiếc máy bay King Air35 và phi công.

Bầu Đức đã chi khoảng 5 triệu USD để mua và vận hành chiếc máy bay King Air35. Chiếc máy bay này ban đầu được vận hành bởi phi công người nước ngoài, sau đó mới luân chuyển cho phi công người Việt. Thời điểm đó, bầu Đức là một trong những doanh nhân có số tài sản “khủng” nhất, là người đứng đầu trong top 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.

King Air350 là dòng máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005

Bầu Đức đã đánh tiếng bán chiếc máy bay riêng từ năm 2013, tuy nhiên giá bán của chiếc máy bay này tới nay vẫn chưa được tiết lộ.

Trực thăng EC 135P2i của ông Trần Đình Long

so phan nhung chiec may bay cua dai gia viet gio ra sao
Sau hơn một năm sử dụng, chủ tịch tập đoàn Hoà Phát đã bán lại chiếc trực thăng thuộc mẫu EC 135P2i cho một công ty ở Hồng Kông.

Ông chủ của Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long là người thứ hai tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng, chiếc trực thăng 6 chỗ ngồi vào năm 2010. Tuy nhiên đây là loại máy bay tầm thấp nên mỗi chuyến bay sẽ phải được Bộ Quốc phòng chấp thuận.

Chiếc máy bay của ông chủ Hòa Phát tiêu tốn không nhiều nhiên liệu. Trong một ngày huấn luyện bay trên bầu trời, chiếc trực thăng này chỉ sử dụng khoảng 500-700 lít dầu JET-A1.

Dù hợp đồng mua máy bay do Tập đoàn Hòa Phát ký song người chi trả các khoản tiền mua, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sữa chữa… lại là cá nhân ông Trần Đình Long.

Tuy nhiên chỉ sau một năm sử dụng, đến cuối năm 2011, ông Trần Đình Long đã bán máy bay cho Công ty VinaCopter của Hồng Kông.

Chục chiếc máy bay của ông Cao Văn Sơn

Sau một lần đi du lịch nước ngoài, ông Cao Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Hành tinh xanh, đã nảy sinh ý định mua máy bay về để đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, ngay sau đó, một hợp đồng 10 chiếc máy bay cá nhân đã được đại gia này xúc tiến mua về. Những chiếc máy bay này đều là loại 2 chỗ ngồi, hai trong số đó do Cộng hòa Czech sản xuất, còn lại xuất xứ từ Mỹ. Trong số 10 máy bay được ông Sơn mua về, chiếc có giá thấp nhất 2 triệu USD và chiếc có giá cao nhất là 14 triệu USD. Mức giá này chưa tính thuế nhập khẩu, VAT...

so phan nhung chiec may bay cua dai gia viet gio ra sao
Một trong những mấu máy bay siêu nhẹ được Công ty Hành tinh xanh nhập về Việt Nam. (Ảnh: Atecaircraft)

Đáng chú ý, 4 trong số 10 chiếc máy bay được đại gia này nhập về Việt Nam là máy bay hai chỗ nhưng mỗi chỗ đều có cần lái riêng. Hai người lái như nhau để nhằm mục đích đào tạo. Việc tổ chức đào tạo bay cũng sẽ do câu lạc bộ hàng không Việt Nam thực hiện. Hiện những chiếc máy bay này được bảo quản tại kho của Học viện hàng không Nha Trang.

so phan nhung chiec may bay cua dai gia viet gio ra sao Gia đình Mỹ bị đuổi khỏi máy bay chỉ vì bánh sinh nhật

Một gia đình Mỹ bị trục xuất khỏi máy bay sau khi hãng hàng không cho rằng chiếc bánh sinh nhật được đặt không đúng ...

so phan nhung chiec may bay cua dai gia viet gio ra sao Thị trấn 'có một không hai': Người dân lái máy bay riêng đi ăn sáng

Cư dân thị trấn máy bay Spruce Creek, Mỹ, hầu như đều sở hữu máy bay riêng và có truyền thống bay tới các sân ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.