So sánh gạch block và gạch tuynel: Ưu, nhược điểm của hai dòng gạch này

Block và tuynel là hai loại gạch cơ bản và phổ biến nhất trong quá trình xây dựng phần thô của công trình. Cùng tìm hiểu các tiêu chí so sánh gạch block và gạch tuynel để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho công trình của mình.

Tìm hiểu về gạch block

Gạch block, hay còn được gọi là gạch bê tông, có thành phần chính là xi măng đóng vai trò là chất kết dính và một số cốt liệu như cát xây dựng, cát đen, mạt đá, xỉ nhiệt điện, đá xây dựng dăm, vạn sỏi, phế thải công nghiệp,... - nguồn nguyên liệu dễ kiếm và có ở hầu hết các vùng. Một điểm đặc biệt của gạch block là loại gạch này được sản xuất không qua các quá trình nung nên không thải ra các khí thải độc hại cho môi trường.

Gạch block thường có điểm nổi bật và hạn chế như sau:

Ưu điểm

- Độ bền cao

- Khả năng cách âm tốt

- Cách nhiệt tốt, chống cháy, tiết kiệm năng lượng

- Rút gọn thời gian thi công

- Thân thiện môi trường

Nhược điểm

- Khả năng chịu lực theo phương ngang thấp hơn so với gạch truyền thống

- Chống thấm không tốt, dễ xảy ra tình trạng nứt tường vì co giãn

- Khả năng chống ẩm mốc kém

- Giá thành cao hơn nhiều so với các loại gạch khác

- Trọng lượng gạch block nặng hơn so với gạch nung, gạch đỏ

Ảnh: Đinh Hương

Tìm hiểu về gạch tuynel

Gạch tuynel là một loại gạch làm từ đất sét nung, được sản xuất theo công nghệ tuynel. Nguyên liệu đất sét sau khi được ngâm ủ theo thời gian quy định sẽ được đưa vào công đoạn sơ chế qua các bước: tiếp liệu – tách đá – nghiền khô – nghiền tinh. 

Sau khi quá trình sơ chế được hoàn tất, nguyên liệu sẽ được cho vào máy nhào trộn với than cám đá tạo độ dẻo, đưa qua máy đùn hút chân không, đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo hình thành gạch không nung. Sau đó, sản phẩm được đưa lên trại phơi tự nhiên hoặc sấy trong thời gian quy định, tiếp đến là chuyển sang lò nung ở 900 độ C, rồi mới được làm nguội để cho ra thành phẩm.

Gạch tuynel thường có điểm nổi bật và hạn chế như sau:

Ưu điểm

- Độ cứng, khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt

- Tuổi thọ cao

- Màu đỏ tự nhiên giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian, tiết kiệm chi phí sơn

- Nguyên liệu chính từ đất sét nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Giá thành rẻ

Nhược điểm

- Khả năng cách âm kém, đặc biệt là loại có lỗ

- Dễ bị thấm và ẩm mốc nếu xây tại khu vực có nhiều nước

- Quá trình sản xuất phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường như tiêu tốn nhiều năng lượng, phát sinh khí thải do quá trình nung gạch,...

Ảnh: Đinh Hương

Phân tích, so sánh gạch block và gạch tuynel

Dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau để bạn có thể dễ dàng so sánh gạch block và gạch tuynel:

Điểm giống nhau

- Đều là những dòng gạch bền vững với môi trường

- Được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng khác nhau

- Đều được áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến trong quá trình sản xuất

Điểm khác nhau

Tiêu chí

Gạch block

Gạch tuynel

Trọng lượng

Gạch rỗng: 1.100 - 1.600 kg/m³

Gạch đặc: 2.000 kg/m³

Gạch tự chèn: 1.900 kg/m³

Gạch rỗng: 954 kg/m³

Gạch đặc: 1.500 kg/m³

Cường độ chịu nén

- Gạch rỗng: dao động 50mpa đến 200mpa

- Gạch đặc: dao động 70mpa đến 200 mpa

- Gạch tự chèn: dao động 100mpa đến 250mpa

- Gạch lỗ: dao động từ 35mpa đến 55mpa

- Gạch đặc: dao động từ 50mpa đến 75mpa

Độ hấp thụ nước

Trung bình từ 5% đến 7%

Trung bình từ 5% đến 20%

Tỷ lệ hao hụt

5 - 10%

< 5%

Chịu nhiệt

Không chịu được nếu quá 450°C

Có thể sử dụng để xây lò nướng lên đến hơn 1000 °C

Chi phí

- Gạch rỗng: Dao động từ 65.000 đến 110.000 đồng/m²

- Gạch đặc: Dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng/m² đối với gạch đặc.

- Gạch tự chèn: Dao động từ 68.000 đến 88.000 đồng/m²

- Gạch lỗ: Dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng/m²

- Gạch đặc: Dao động từ 100.000 đến 110.000 đồng/m²

Sự co rút, giãn nở

Gạch block có xu hướng co lại một lượng rất nhỏ, thường là trong thời gian 6 tháng đầu tiên sau khi xây dựng

Gạch đất sét có xu hướng giãn nở rất ít sau khi sản xuất trong vài năm đầu tiên sử dụng, nhưng rất nhỏ khoảng chừng từ 3mm đến 5mm trong hơn 10m chiều dài của bức tường

Mục đích sử dụng

Xây dựng các công trình công nghiệp, nhà cao tầng và sử dụng nhiều gạch tự chèn cho các công trình đường xá, thương mại, công nghiệp,…

Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

Thị phần

Sử dụng vẫn còn hạn chế, chiếm 30% thị phần trong thị trường gạch xây.

Chiếm hơn 70% thị trường gạch xây dựng. 

Ảnh: Đinh Hương

Trên đây là thông tin so sánh gạch block và gạch tuynel mà bạn có thể tham khảo. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện tài chính mà bạn có thể chọn lựa cho công trình của mình loại gạch phù hợp nhất.

chọn
Địa phương được dự b&#225;o l&#224; &#39;thủ phủ c&#244;ng nghiệp&#39; mới ở ph&#237;a nam vừa h&#250;t hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một qu&#253;
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.