Sóc Trăng thúc tiến độ các công trình dự án trọng điểm

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, sau khi hoàn thành các dự án như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cầu Đại Ngãi nối Sóc Trăng với tỉnh Trà Vinh hay tuyến Đông Tây, đường vành đai của tỉnh sẽ góp phần quan trọng giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong trong tỉnh với khu vực, hình thành các trục kết nối với TP HCM.

Theo ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh, các công trình dự án trọng điểm của tỉnh quản lý thực hiện.

Trong năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Sóc Trăng là gần 7.339 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch vốn năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao là 6.654.534 triệu đồng (bao gồm cả nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 được giao bổ sung 800 tỷ đồng); kế hoạch vốn năm 2024 tỉnh giao bổ sung là 72,25 tỷ đồng; kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài trên 612 tỷ đồng…

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (tính đến ngày 15/5/2024) đạt 13,76% kế hoạch (cùng kỳ năm 2023 giải ngân đạt 17,96%); trong đó, ngân sách Trung ương giải ngân đạt 11,2%. Riêng vốn nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân đạt 34,96%. Ngân sách địa phương giải ngân đạt 16,74%. Nhìn chung tiến độ giải ngân của tỉnh trừ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đạt khá, các nguồn giải ngân khác đều chậm so với kế hoạch, đặt ra áp lực trong những tháng còn lại của năm là rất cao.

Trước thực tế nhiều công trình dự án lớn đang bước vào cao điểm và cần thúc đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ cũng như Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã liên tục lập các đoàn công tác trực tiếp đi khảo sát, chỉ đạo sát sao các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công các dự án công trình trọng điểm đang thi công nhằm kịp thời động viên, nắm bắt khó khăn, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ.

Tại các điểm khảo sát, kiểm tra thực tế trên một số đoạn tuyến Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng) và một số Dự án xây dựng cầu, đường quan trọng thuộc địa bàn huyện Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu… lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao những nỗ lực của liên doanh nhà thầu thi công tuyến cao tốc và dự án trọng điểm của tỉnh trong thời gian qua. Mặc dù gặp khó khăn về nguồn vật liệu san lấp nhưng các đơn vị thi công đã linh hoạt trong thực hiện các đoạn tuyến ít ảnh hưởng bởi nguồn cát như nạo vét hữu cơ, xây dựng đường công vụ, hệ thống cầu trên tuyến.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc điều hành cầu Đại Ngãi, Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện cầu Đại Ngãi 2 (phía bờ tỉnh Sóc Trăng) đang thi công vượt tiến độ hơn 130% so với tiến độ tổng thể, theo tiến độ thi công hiện nay thì có thể rút ngắn thời gian hoàn thành cầu Đại Ngãi 2 trước khoảng 4 tháng. Riêng phần tuyến và các cầu nhỏ tiến độ thi công chậm 6 tháng so với tiến độ tổng thể, nguyên nhân do khan hiếm nguồn cát phục vụ thi công nền đường và đường công vụ. Giá trị sản lượng thi công đến nay đạt hơn 350/1.543,19 tỷ đồng, đạt khoảng 23% (chưa bao gồm dự phòng). Đây là nỗ lực lớn của tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công trên công trường đang ngày đêm “vượt nắng, thắng mưa” để đẩy nhanh tiến độ thi công cầu.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, sau khi hoàn thành các dự án như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cầu Đại Ngãi nối Sóc Trăng với tỉnh Trà Vinh hay tuyến Đông Tây, đường vành đai của tỉnh sẽ góp phần quan trọng giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong trong tỉnh với khu vực, hình thành các trục kết nối với TP HCM, các tuyến từ trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng của vùng; Tạo không gian và động lực phát triển mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết Vùng, thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các địa phương, các doanh nghiệp, đồng thời góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh trong khu vực.

chọn
Đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ của doanh nghiệp BĐS trên tổng vốn chủ sở hữu
Bộ Tài chính, NHNN đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu quy định cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ (tín dụng, trái phiếu) của doanh nghiệp trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì trên tổng mức đầu tư của cả dự án.