Sông Bắc Hưng Hải bị 'bức tử': 'Không biết Bộ hay địa phương quản lý chất lượng nước'

Trả lời đại biểu về việc sông Bắc Hưng Hải bị "bức tử", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói "trên thực tế hệ thống sông hiện nay có vấn đề là không biết Bộ TN&MT hay UBND địa phương quản lý về chất lượng nước".
 
song bac hung hai bi buc tu khong biet bo hay dia phuong quan ly chat luong nuoc
Sông Bắc Hưng Hải ô nhiễm nặng. (Ảnh tư liệu: Di Linh)

Sáng 5/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) đã đề cập đến vấn đề sông Bắc Hưng Hải bị "bức tử".

Cụ thể, đại biểu Phúc cho biết, hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là hệ thống sông lớn ở miền Bắc với chiều dài sông chính khoảng 232 km và hơn 2.000 km kênh nhánh nằm phục vụ tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

"Tuy nhiên, hiện nay dòng sông đã bị ô nhiễm nặng, nước sông đen ngòm, đặc quánh, nhiễm kim loại nặng và ngấm cả vào mạch nước ngầm.

Cử tri đã phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và bộ nhiều lần nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra, dòng sông vẫn tiếp tục bị bức tử.

Việc xử lý ô nhiễm dòng sông đã phức tạp, rất phức tạp và có tính liên vùng, liên tỉnh. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, công tác chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã triển khai đến đâu, hiện nay đạt được kết quả gì.

Hiện tại đã xử lý được bao nhiêu doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp, làng nghề xả thải trái phép ra dòng sông", đại biểu Nguyễn Thị Phúc chất vấn.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết như đã báo cáo về tình trạng các doanh nghiệp, hiện nay do công nghệ, kỹ thuật, năng lực yếu kém và công tác quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương và địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu.

"Hôm qua tôi đã nói nguyên nhân, trên thực tế hệ thống sông hiện nay có vấn đề là không biết Bộ TN&MT hay UBND địa phương quản lý về chất lượng nước.

Tôi cho rằng quản lý nước đang có vấn đề chồng chéo như các đại biểu hôm qua đã nói.

Thực tế quản lý chung là Bộ TN&MT nhưng hồ chứa, thủy điện, thủy lợi thì chất lượng và sử dụng lại do các cơ quan khác nhau", ông Hà nói.

Về trách nhiệm xuyên suốt là quản lý các nguồn thải Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng chúng ta phải tính xem nguồn thải từ trên bờ do nước thải sinh hoạt là bao nhiêu, các nguồn thải từ các khu công nghiệp và các doanh nghiệp như thế nào.

"Nếu lớn hơn 200m3 Bộ TN&MT đã có cơ sở dữ liệu và đang kiểm soát, dưới 200m3 thì địa phương cần thống kê, đánh giá và kiểm soát.

Trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ tập trung vào kiểm soát các đối tượng này", ông Hà nói thêm.

song bac hung hai bi buc tu khong biet bo hay dia phuong quan ly chat luong nuoc Kinh hãi nhìn những nguồn xả thải 'đầu độc' sông Bắc Hưng Hải

Nhiều điểm xả thải ra sông "chết" Bắc Hưng Hải được người dân ghi nhận tuy nhiên tình trạng ô nhiễm tại đây vẫn chưa ...

song bac hung hai bi buc tu khong biet bo hay dia phuong quan ly chat luong nuoc Cuộc sống khốn khổ của người dân bên dòng sông 'chết' Bắc Hưng Hải

Người dân huyện Văn Giang (Hưng Yên) bức xúc vì sông Bắc Hưng Hải ô nhiễm quá lâu nhưng chưa được xử lý triệt để.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.