Buông lỏng quản lý đất đai: 'Mất đất, mất cả cán bộ'

Ông Lê Như Tiến cho rằng việc buông lỏng quản lý đất đai là mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí và dẫn đến tình trạng "không chỉ mất đất mà còn mất cả cán bộ".
1916 giat minh dat vang thu thiem gia re nhu beo 1
(Ảnh minh họa: Vietnamnet)

Buông lỏng quản lý dẫn đến... "tự tung, tự tác"

Trong 2 ngày 4 và 5/6, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã tiến hành trả lời chất vấn đại biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai, xử lý rác thải... đã được các đại biểu đưa ra chất vấn tại nghị trường.

Theo ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng (Quốc hội khóa XIII), tại phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà có một số vấn đề đáng lưu ý.

"Đơn cử là chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa về vấn đề trả lại bờ biển cho người dân.

Đây là vấn đề bức xúc của người dân. Tất cả những con đường ra biển đã bị chặn đứng, người dân không được thụ hưởng giá trị của biển, tài nguyên mà lẽ ra được hưởng", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, vẫn đề quản lý đất đai rất cần quan tâm. Bởi đất đai là tài nguyên của đất nước, nhân dân.

"Tại nhiệm kỳ Quốc hội XIII, tôi có phát biểu rằng việc buông lỏng quản lý đất đai là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tham nhũng lãng phí.

Chúng ta có nhiều bài học đắt giá như ở Thủ Thiêm và nhiều nơi khác. Không chỉ mất đất còn mất cán bộ", ông Lê Như Tiến cho hay.

Cũng theo vị này, giải pháp quản lý đất đai hiệu quả quan trọng nhất là quản lý quyền lực. Vì khi giao quyền cho người đứng đầu địa phương, bộ ngành, đơn vị phải kiểm soát được.

"Nếu không kiểm soát được, buông lỏng quản lý sẽ dẫn đến tự tung tự tác bởi đất đai là tài sản sinh lời nhanh. Muốn quản lý đất đai phải quản lý được người đứng ra quản lý đất đai.

Vấn đề tiếp là kiểm soát quyền lực. Không kiểm soát được sẽ dễ dấn đến lạm quyền, kết hợp với lợi ích nhóm.

Chúng ta cũng phải chặn đứng tình trạng người đứng đầu lại "đi đêm" với doanh nghiệp, "bắt tay" với doanh nghiệp", ông Tiến nói thêm.

Đối vấn đề "sốt đất" ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc - 3 nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế, ông Lê Như Tiến cho biết nhiều năm trước ở các khu vực này đã "tấp nập kẻ mua mua người bán đất".

"Theo tôi biết, có tình trạng "cò" đất nườm bượp hoạt động đẩy giá đất lên cao. Điều nguy hại là việc chuyển dịch đất rừng, đất nông nghiệp để trục lợi.

Nguy hại nữa là phá vỡ quy hạch và sau này khi sử dụng đất đai nhà nước phải bỏ thêm số tiền lớn hơn rất nhiều để bồi hoàn", ông Tiến nói.

Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, ông Tiến cho rằng cần có giải pháp quyết liệt không phải việc chỉ đưa ra các khẩu hiệu như "sẽ, quyết tâm...".

Clip tài xế rút dao chém barie, tát nhân viên trạm BOT Tân Đệ Clip tài xế rút dao chém barie, tát nhân viên trạm BOT Tân Đệ
Tài xế hất tung barie BOT Tân Đệ: Tasco nói làm đúng chủ trương và sẽ cung cấp thông tin cho công an Tài xế hất tung barie BOT Tân Đệ: Tasco nói làm đúng chủ trương và sẽ cung cấp thông tin cho công an

Đấu giá đất là giải pháp tốt nhất

Đối với vấn đề quản lý đất đai, nhiều đại biểu đồng tình với việc "sốt đất là đương nhiên" tại một số vùng phát triển nhưng cho rằng cần phải có giải pháp giải quyết.

Về vấn đề này, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng vấn đề điều chỉnh chính sách đất đai cần tính toán để người dân cảm thấy được chia sẻ, họ cũng có những công sức đóng góp trên mảnh đất đó. Và đối với nhà đầu tư thì họ tính toán là vẫn còn lợi nhuận. 

"Đấu giá đất đai là giải pháp tốt nhất, nhiều trường hợp, nhiều điều kiện chúng ta chưa đấu giá được. 

Đấu giá đất đai phải dựa trên giá. Nhưng giá chúng ta xác định hiện nay chưa dựa trên giá thị trường", ông Hà nói.

Đối với vấn đề đất đai ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, ông Hà cho biết sẽ xử lý những vi phạm pháp luật, giao dịch ngầm...

Đối với tình trạng Hà Nội có nhiều mảnh "đất vảng bỏ hoang", ông Hà cho rằng "điều này không nên vì chính là chúng ta không đặt ra quan tâm kinh tế đối với mảnh đất này".

"Mảnh đất đó khai thác hiệu quả thì chúng ta thu thuế thu nhập, còn không khai thác, chúng ta phải truy thu thuế đất đai để người sử dụng đất bắt buộc phải tính toán hiệu quả", ông Hà nói thêm.

200.000 sinh viên thất nghiệp/năm: Bộ trưởng nói 'không quá lo' 200.000 sinh viên thất nghiệp/năm: Bộ trưởng nói 'không quá lo'

Với 200.000 sinh viên thất nghiệp mỗi năm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng "chúng ta không quá lo lắng vấn đề này".  

Bộ trưởng Công an: 'Điều tra, xét xử đặc biệt các vụ xâm hại trẻ em' Bộ trưởng Công an: 'Điều tra, xét xử đặc biệt các vụ xâm hại trẻ em'

Về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, Bộ trưởng Công an đề nghị phải có một quy trình điều tra, xét xử đặc ...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Hơn 2.000 trẻ em bị bạo hành mỗi năm' Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Hơn 2.000 trẻ em bị bạo hành mỗi năm'

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng LB, TB&XH cho biết mỗi năm Việt Nam có 2.000 trẻ em bị bạo hành, con số thực tế ...

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.