Startup phần mềm từng bị từ chối 100% khi bán sản phẩm cho các DN lớn

Base.vn từng bị nhiều khách hàng từ chối với câu hỏi: "Vì sao phải sử dụng sản phẩm của một công ty Việt mới thành lập, chưa có kinh nghiệm, sự thành công hay tệp khách hàng trong khi đã và đang sử dụng sản phẩm phần mềm hàng đầu thế giới?".

Chia sẻ câu chuyện đưa sản phẩm 'Make in Vietnam' cho người dùng Việt tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Phạm Kim Hùng, CEO công ty phần mềm Base.vn cho rằng không thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm chỉ vì chúng ta là công ty bản địa.

Tạo giá trị thật cho sản phẩm 'Make in Vietnam' để cạnh tranh trên sân nhà - Ảnh 1.

CEO Base.vn Phạm Kim Hùng. (Ảnh: Base.vn).

Dẫn kinh nghiệm từ bản thân, ông Hùng kể rằng mình đã ra một quyết định liều lĩnh: giới thiệu sản phẩm của công ty tới tất cả doanh nghiệp lớn tại Việt Nam ở thời điểm công ty ra mắt năm 2016.

"Khi đó chuyển đổi số là một thứ còn rất mới mẻ, chúng tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi 100% câu trả lời nhận được là sự từ chối. Tất cả khách hàng tiềm năng chúng tôi chào hàng đều đặt chung một câu hỏi: Vì sao phải sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, mới thành lập, chưa có thành công, khách hàng, kinh nghiệm, trong khi đã và đang sử dụng sản phẩm phần mềm hàng đầu thế giới?", ông Hùng nhớ lại.

Tuy nhiên, CEO của Base.vn cho rằng sản phẩm phần mềm trên thế giới dù tốt tới đâu, chắc chắn sẽ có những bài toán giải chưa tốt.

Sau một năm, các khách hàng trước đó đã từ chối sản phẩm của doanh nghiệp này đã quay lại sử dụng sản phẩm.  

"Có hàng nghìn bài toán mà các sản phẩm trên thế giới họ từng sử dụng chưa thế giải quyết được. Chúng tôi thực sự tin rằng sẽ luôn có chỗ cho những công ty Việt Nam, kĩ sư Việt Nam có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thế giới để cho người dùng Việt Nam sử dụng", ông Hùng chia sẻ.

Để sản phẩm Việt có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại, ông Hùng cho rằng chất lượng sản phẩm là thứ không thể đánh đổi. Đây là cách để doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh lâu dài với các doanh nghiệp ngoại.

Mặt khác, ông cũng chia sẻ thêm về thứ khó hơn cả là cung cấp giá rẻ hơn hẳn so với sản phẩm khác trên thị trường. "Cái khó là doanh nghiệp Việt với những hạn chế về công nghệ thì làm thế nào để cung cấp một sản phẩm vừa đạt chất lượng mà giá thành chỉ bằng 1/2 hay 1/3 so với thị trường", ông Hùng nói.

chọn
Chủ dự án Vinhomes Global Gate nhận hơn 51.000 tỷ tiền người mua trả trước trong quý IV
Tại ngày 31/12/2024, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của VEFAC chiếm 63.261 tỷ đồng, tăng hơn 51.000 tỷ so với ngày 30/9/2024. VEFAC hiện đang hợp tác cùng Vinhomes để thực hiện dự án Vinhomes Global Gate tại Đông Anh.