Có nên lấy ráy tai khi hớt tóc và ngoáy bông tăm sau khi tắm? | |
Nguy hiểm khôn lường từ việc vệ sinh tai bằng bông tăm |
Theo các nhà nghiên cứu, ngoáy tai bằng tăm bông có thể gây tổn thương ống tai và màng nhĩ, đẩy ráy tai xuống sâu hơn. Tăm bông không nên được sử dụng để vệ sinh tai. Ngoài ra, loại xi lanh kim loại được sử dụng để bơm nước vào trong tai để rửa trôi ráy tai cũng tiềm ẩn nhiều tác hại và không nên được sử dụng.
Sử dụng tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, gây nhiễm trùng tai. (Ảnh: Daily Mail) |
Ống tai có chức năng tự làm sạch, lượng ráy tai thừa bên trong sẽ có thể tự rơi ra. Vành tai có thể được vệ sinh bằng 1 miếng vải ẩm sạch. Bạn cũng nên sử dụng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai, ngay khi chuẩn bị làm hoặc trước khi vệ sinh tai 5 ngày.
Chưa có nhiều bằng chứng chứng minh rủi ro liên quan tới việc sử dụng tăm bông nhưng các nhà khoa học đã trình bày một số mối nguy hại tiềm tàng khi bệnh nhân sử dụng tăm bông để tự lấy ráy tai.
Nên sử dụng nước nhỏ tai chuyên biệt để làm mềm ráy tai. (Ảnh: Daily Mail) |
Ráy tai có thể bị dồn ứ trong ống tai khi chúng ta phẫu thuật, sử dụng các thiết bị trợ thính hoặc dùng tăm bông ấn ráy tai vào quá sâu.
Lời khuyên phổ biến nhất được đưa ra là không nên đưa bất kỳ thứ gì vào lỗ tai vì chúng có cơ chế tự làm sạch. Việc vệ sinh tai chỉ nên dừng ở việc dùng ngón tay giữ một mảnh vải ẩm sạch, nhẹ nhàng lau các góc phần ngoài tai.
“Kết luận sơ bộ của chúng tôi có thể trợ giúp việc chăm sóc sức khỏe cho người khiếm thính thông qua việc kiểm soát ráy tai và khuyến nghị bệnh nhân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo đúng bệnh và đúng thời điểm”, Giáo sư Mark Baker, giám đốc Trung tâm nghiên cứu nói.
Lấy ráy tai: Cẩn thận thủng màng nhĩ, mắc nấm, viêm tai |