Sự tích ông Táo về trời không phải ai cũng biết

Sự tích ông Táo về trời được xem là một câu chuyện của người dân Việt Nam từ thời xa xưa và thường xuyên được nhắc đến vào dịp cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Nội dung sự tích ông Táo về trời đầy đủ nhất

Sự tích ông Táo về trời, hay còn gọi là sự tích ông Công ông Táo, là một câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng. Câu chuyện bắt nguồn từ ba vi thần là Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc thời xưa song được dân gian Việt hóa trở thành truyền tích “hai ông một bà” - vị thần Nhà, vị thần Đất, vị thần Bếp núc. 

Chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau nhưng sống chung đã lâu mà không có con. Vào hôm nọ trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau và người chồng đã vô tình đánh vợ khi không thể kiềm chế được cơn nóng giận của mình khiến cho người vợ bỏ nhà ra đi. 

Duyên số đưa đẩy, người vợ đã kết thân với một người đàn ông khác làm nghề săn bắn ở miền ngược. Ít lâu sau, anh chồng đã quyết định đi tìm vợ do nghĩ lại mình cũng có lỗi trong chuyện này, song tìm mãi không thấy mà còn tiêu hết tiền, lại sinh ốm đau, từ đó đành phải đi ăn xin lần hồi. 

Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà của vợ chồng người đi săn. Người vợ nhận ra chồng cũ của mình và thấy đói rách tiều tụy nên chị ta rất thương. Trong lúc chồng mới vắng nhà, chị vợ bèn dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Khi ăn uống no say, anh ta lăn ra ngủ thiếp đi và đánh thức mấy lần cũng không dậy. 

Thật không may! Trời sắp mưa, chồng mới cũng sắp về nên chị vợ đã vội vàng cõng chồng cũ ra đống rơm cuối sân, sau đó lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng, không hay. 

Đúng lúc đó, người chồng mới mang về một con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị để làm một bữa ra trò cho hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy và lửa bùng lên rồi bén vào đống rơm. Lúc này, anh chồng cũ sợ bị phát hiện nên không dám chui ra và bị chết thiêu.  

Chị vợ đi chơi về, thấy vậy và vô cùng đau xót như chính mình mắc tội giết chồng cũ nên liền nhảy vào đống lửa chết theo. Anh chồng mới vì thương vợ nên cũng nhảy vào đống lửa ấy. Hôm đó chính là ngày hai mươi ba tháng Chạp Âm lịch. 

Qua đó, thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa vợ chồng, Ngọc Hoàng quyết định hóa ba người thành ba “ông” đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng bẩm báo về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới.

Ảnh: META.vn

Sự tích ông Táo về trời thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Câu chuyện đề cao cái nhân cái nghĩa, cái thủy cái chung trong đạo vợ chồng và là nền tảng hạnh phúc của mỗi gia đình. Đó chính là một trong những truyền thống đạo đức vô cùng quý báu của người Việt vốn có từ xưa và sẽ không bao giờ mai một đi. 

Bên cạnh đó, truyền thống đạo lý đẹp đẽ trên còn mang đến không ít những thiên truyền thuyết và cổ tích trữ tình. Điều này làm rạng rỡ thêm cho nền văn chương dân gian phong phú của dân tộc ta. 

Chẳng hạn như những câu truyện cổ tích như sự tích quả dưa hấu, sự tích trầu cau, sự tích cây nêu ngày Tết,… mà người Việt Nam nào cũng biết, nó có sức hấp dẫn thật kì lạ đối với mỗi người chúng ta từ xưa tới nay.

Và dịp Tết đến Xuân về, trong nhiều gia đình Việt sẽ thường có tục lệ làm cỗ cúng ông Công, ông Táo chầu Trời vào ngày 23/12 Âm lịch, sự tích ông Táo về trời cũng quay trở lại tâm trí của mỗi người với vẻ kỳ thú vẫn nguyên như vậy. 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.