Tại sao các cơn bão được đặt tên theo trình tự mà sau bão Sơn Tinh lại là bão Bebinca?

Nếu được đặt tên theo trình tự, tại sao cơn bão số 4 (sau bão số 3 - Sơn Tinh) lại được lấy tên là Bebinca – bởi ở giữa 2 tên bão này còn có 6 cái tên khác?
tai sao cac con bao duoc dat ten theo trinh tu ma sau bao son tinh lai la bao bebinca
Vị trí của cơn bão số 4 (bão Bebinca) lúc 16h chiều nay, 16/8 (nchmf.gov.vn)

Theo trang AccuWeather.com, tên gọi của cơn bão được lấy từ cơ sở dữ liệu do chương trình Xoáy thuận nhiệt đới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) soạn thảo.

"Các nhà dự báo thời tiết có một danh sách tên gọi đặc biệt cho các cơn bão. Theo định kỳ, một tên gọi sẽ không còn được sử dụng nữa và thay bằng tên mới", Jim Andrews - nhà khí tượng học cấp cao của chuyên trang dự báo thời tiết AccuWeather.com cho biết.

Danh sách tên bão này bao gồm 140 tên gọi do các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... chọn ra.

Theo đó, các tên trong danh sách chỉ được đặt cho xoáy thuận nhiệt đới ở cấp bão trở lên và lấy theo trình tự lần lượt từ trên xuống dưới.

tai sao cac con bao duoc dat ten theo trinh tu ma sau bao son tinh lai la bao bebinca
Danh sách tên các cơn bão hình tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. (Ảnh: Chụp màn hình)

Ví dụ, nếu cơn bão cuối cùng trong năm tên là Damrey thì cơn bão tiếp theo sẽ được đặt tên là Haikui.

Chính vì thế, nhiều người đã thắc mắc rằng nếu đặt tên theo trình tự như vậy thì tại sao cơn bão số 4 (sau bão số 3 - Sơn Tinh) lại được lấy tên là Bebinca?

Bởi kế tiếp tên Sơn Tinh lần lượt phải là: Ampil, Wukong, Jongdari, Shanshan, Yagi, Leepi rồi sau đó mới đến Bebinca.

Theo chúng tôi tìm hiểu, 6 cơn bão sau bão Sơn Tinh tuy cũng hình thành tại Tây Bắc Thái Bình Dương nhưng không đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể, bão Ampil đổ bộ vào các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; bão Wukong đổ bộ vào Nhật Bản, Mỹ…

Và cho đến bão Bebinca, đường đi cũng như sự nguy hiểm của nó mới ảnh hưởng trực tiếp lên lãnh thổ Việt Nam nên nó mới được tính là cơn bão số 4 - ngay sau bão Sơn Tinh tính từ đầu năm 2018 đến giờ.

Liên quan đến chuyện đặt tên cho bão, ông Lê Thanh Hải - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW đã chia sẻ trên báo Công an nhân dân:

Trước đây, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã đề xuất 20 tên gọi cho bão và Ủy ban bão của khu vực chỉ chọn 10 tên là: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco.

tai sao cac con bao duoc dat ten theo trinh tu ma sau bao son tinh lai la bao bebinca
Bão Chanchu đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại nặng nề cho người và của tại miền Trung

Đồng thời, mỗi năm, Ủy ban bão sẽ họp bàn đến nội dung các nước đề cử tên mới, loại tên cũ theo danh sách.

Đơn cử, Hàn Quốc đã đề nghị loại bỏ tên bão Saomai ra khỏi danh sách tên bão sau khi cơn bão này đổ bộ và gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân Hàn Quốc.

“Tương tự, Chanchu - tên bão do Hàn Quốc đề cử đã gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước ta và chúng ta cũng đã kiến nghị bỏ tên này ra khỏi danh sách tên các cơn bão, Ủy ban bão trong khu vực cũng đã chấp nhận đồng ý”, ông Hải giải thích.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Theo Trung tậm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 16h ngày 16/8, tốc độ gió cực đại của bão số 4 đạt 87 km/h.

Cơ quan khí tượng cảnh báo từ hôm nay đến ngày 18/8, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to.

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4 m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7 m.

Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An.

Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.

tai sao cac con bao duoc dat ten theo trinh tu ma sau bao son tinh lai la bao bebinca Bão số 4: Triển khai ngay giải pháp chống ngập úng đô thị

Liên quan đến bão số 4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu một số địa phương triển khai ngay ...

tai sao cac con bao duoc dat ten theo trinh tu ma sau bao son tinh lai la bao bebinca Hà Nội yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học nếu bão số 4 gây diễn biến nguy hiểm

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng các trường trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế cơn bão số 4 ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.