Tạm giữ khẩn cấp lãnh đạo Tập đoàn Gold Time

Sau nhiều đơn từ tố cáo của các nhà đầu tư, công an đã vào cuộc để làm rõ những dấu hiệu hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh trái pháp luật, bất chính từ Tập đoàn Thời gian vàng (Gold Time).

Theo nguồn tin của Tiền Phong, cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa ra quyết định tạm giữ khẩn cấp một số lãnh đạo một số lãnh đạo của Tập đoàn Gold Time để điều tra, làm rõ hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, thu lợi bất chính và có dấu hiệu vi phạm vào Điều 217a Bộ luật Hình sự.

Ngay sau lệnh bắt khẩn cấp, hệ thống website và sàn giao dịch cổ phiếu nội bộ của công ty này đã không còn hoạt động. Hội nhóm trên mạng xã hội do công ty này lập ra với hàng nghìn thành viên do Gold Time lập ra cũng đã bị xoá.

Tập đoàn Gold Time ra đời vào tháng 10/2018, trong đó khởi đầu bằng việc kinh doanh chuỗi cà phê thương hiệu Gold Time Coffee. Mục tiêu của Gold Time Coffee là trở thành một thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế như Amazon, Alibaba.

Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu của Gold Time lại đến từ việc lôi kéo người tham gia mua phân quyền kinh doanh.

Công ty tuyên bố nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 3 triệu đồng để mua quyền kinh doanh thương hiệu Gold Time là sẽ được hưởng trọn đời tất cả các quyền lợi.

Với hình thức này, chủ quán chỉ cần cam kết kêu gọi 5 người tiếp tục mua phân quyền của Gold Time. Đổi lại, quán sẽ hưởng những lợi ích về % doanh thu, bảng hiệu và cơ chế trả thưởng hấp dẫn mà Gold Time mang lại.

Sau khi tham gia, nhà đầu tư giới thiệu thêm người mua phân quyền sẽ hưởng % hoa hồng. 

Cụ thể, nếu nhà đầu tư F0 bán trực tiếp phân quyền kinh doanh F1 sẽ được hưởng 10% giá trị và hưởng 0,5% (gián tiếp) các nhà đầu tư thứ cấp từ F2 đến F11. Giới thiệu càng nhiều người mua, nhà đầu tư càng hưởng nhiều % hoa hồng.

Đặc biệt, theo Gold Time, mọi người đều có thể tự do mua phân quyền bằng cách đăng kí tài khoản trên ứng dụng nội bộ của công ty. Sau đó, chuyển 3 triệu đồng vào tài khoản của đội ngũ hỗ trợ của Gold Time để mua điểm với giá trị 1.000 đồng tương đương 1 điểm.

Không những thế, mặc dù vốn điều lệ của công ty chỉ khoảng 20 tỉ đồng, nhưng ông Nguyễn Khắc Đồi, Chủ tịch HĐQT Gold Time, liên tục vẽ ra bánh vẽ với việc tăng vốn lên 10.000 tỉ đồng, và phát triển hệ sinh thái gồm Gold Time Tech, Gold Time Gvina Capital, Gold Time Mart, Gvina Finance… khiến rất nhiều người cả tin, sập bẫy.

Bằng chiêu trò gọi vốn đa cấp này, chỉ sau hai năm hoạt động, hệ thống của Gold Time đã phát triển mạng lưới rộng lớn với 400.000 thành viên, nối dài cánh tay tới tận các khu vực nông thôn, tỉnh thành.

Theo Cục Canh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), điểm chung của những mô hình kinh doanh này là tất cả đều chào mời người chơi mua cổ phiếu nội bộ với nguồn thu nhập hấp dẫn.

Những mô hình, dự án này được lan truyền rất nhanh trên các trang thông tin điện tử, youtube các nhóm mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, TelegramX…

Cũng theo Cục này, tính đến đầu năm nay, cả nước có 22 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được cấp phép hoạt động. Trong thời gian tới, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đang lên kế hoạch để thanh tra 5 doanh nghiệp ở khu vực phía Nam.

Cục Canh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, những công ty kinh doanh đa cấp trái phép có thể bị xử lí hình sự với mức phạt 5 tỉ đồng hoặc 5 năm tù giam.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.