Tâm sự của cô giáo 'gồng mình leo dốc cõng bàn ghế' cho học trò

Những bức ảnh về các giáo viên "gồng mình leo dốc cõng bàn ghế" về trường cho học sinh vùng cao đã làm lay động cộng đồng mạng bởi sự hy sinh, vất vả của các thầy cô.
tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro Hiệu trưởng nói gì về bức ảnh 'học sinh ngồi sân đất khai giảng' gây 'bão mạng'?
tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro Cô giáo vượt đường hiểm trở, đến trường dạy chữ gây xúc động mạnh
tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro Thầy phải gánh 'nợ xấu' cho học trò, học trò thấy thầy lại 'trốn' lên rừng
tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro 'Năm nay các cháu được học trong lớp không bị mưa dột nữa rồi'

Những hình ảnh làm "lay động" lòng người

Ngay sau khi xuất hiện và lan truyền trên mạng xã hội, những hình ảnh cô giáo "gồng mình leo dốc cõng bàn ghế" về trường cho học sinh vùng cao đã thực sự làm "lay động" cộng đồng mạng.

tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro
Đường trơn trượt rất dễ ngã nhưng các cô vẫn kiên trì với gánh nặng trên vai là những chiếc bàn học, ghế ngồi của học sinh vùng cao. Ảnh: CTV.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hình ảnh này được một trong số các giáo viên của Trường Tiểu học xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) chụp lại vào sáng ngày 9/9. Với quãng đường dài tổng cộng khoảng 15 km, các thầy cô đã không quản vất vả để băng rừng, vượt suối đưa bàn ghế từ điểm bản xa về điểm trường trung tâm của xã cho học sinh.

Ngay sau khi xuất hiện, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã có những bình luận mang tính chất động viên và bày tỏ lòng khâm phục với các thầy cô giáo vùng cao. Độc giả Lê Tư bày tỏ: "Thật cảm động cho lòng yêu nghề của các cô giáo vùng cao này. Gồng mình cõng bàn leo dốc vậy mà vẫn tươi cười. Thật đáng để khâm phục, đáng được biểu dương. Các thầy cô thật tuyệt vời".

Tậm sự của những người "cõng chữ" lên non

Với dáng người nhỏ bé nhưng "cõng nguyên một chiếc bàn học" cồng kềnh sau lưng, cô giáo Phạm Thị Lục - người đã có 14 năm gắn bó và công tác tại đây khiêm tốn cho biết:

"Năm nay do số lượng học sinh trong điểm lẻ bản Pa Cha Ô có ít quá nên nhà trường quyết định dồn lớp ra điểm bản trung tâm. Sáng hôm qua (9/9), trường chúng tôi có huy động cả đoàn đến gần 40 giáo viên cùng nhau vận chuyển các bộ bàn ghế của học sinh từ điểm lẻ ra trung tâm xã. Đi đường thì chỉ chụp cho vui để động viên nhau thôi rồi có người lại đưa lên mạng.

Thật ra, đây chỉ là một việc làm bình thường của những thầy cô giáo vùng cao mà thôi, không phải là việc gì quá to tát. Ở đây vào mỗi đầu năm học, mùa mưa đường đi khó khăn trơn trượt, lại hẹp nên các thầy cô phải cõng bàn ghế trên lưng rồi chuyển ra ngoài đường to mới có ô tô đi được. Tuy có vất vả nhưng nghĩ tới cảnh các em học sinh có được những bộ bàn ghế lành lặn để học, trong lòng chúng tôi cũng thấy vui rồi".

tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro
Thời điểm sáng ngày 9/9 thời tiết có mưa to, các thầy cô giáo phải đi ủng, mang theo cả áo mưa trên người để vận chuyển bàn ghế cho học sinh . Ảnh: CTV.

Ngoài ra, cô Lục cũng cho hay, so với nhiều nơi khác thì điểm trường trung tâm của Trường ở đây có đầy đủ điều kiện hơn. Địa phương và nhà trường đã phối hợp xây dựng mô hình nuôi ăn bán trú cho học sinh, tập trung các em từ các điểm lẻ về trường trung tâm để có điều kiện dạy và học tốt hơn.

Cũng là giáo viên "cắm bản" của Trường Tiểu học Hồng Thu từ năm 2011 tới nay, cô giáo Tần Huy Giao tâm sự, mình đã ở vùng cao này tuy đời sống còn nhiều thiếu thốn nhưng tình yêu nghề, yêu học trò luôn cháy mãi trong mình.

"Sáng hôm qua lúc vận chuyển ghế cho các em học sinh trời đổ mưa rất to. Chúng tôi phải chân đi ủng, mang theo cả áo mưa, quần áo khô rồi người thì cõng, gánh hay vác cả bàn ghế lên vai và băng rừng. Đoạn đường từ bản Pa Cha Ô ra được đường lớn (mà ô tô có thể đi) mất khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ.

Khi hình ảnh này xuất hiện trên mạng, rất nhiều người đã đồng cảm và dành lời động viên khiến chúng tôi cũng thấy vui lây. Bởi chỉ có những người gắn bó với nơi đây, ngắm những ánh mắt trong veo của lũ trẻ vùng cao mới thấy yêu nghề của mình đến như thế nào, bất chấp mọi khó khăn vất vả.

Khi cõng đồ, mệt ở đâu thì ngồi nghỉ ở đó và chúng tôi cũng tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc bình dị đó. Không ngờ cộng đồng mạng lại đón nhận đến vậy. Chúng tôi vẫn còn là may mắn hơn nhiều đồng nghiệp ở những vùng còn khó khăn hơn, nhất là các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ đượt vừa qua, rất thương các đồng nghiệp vì vẫn kiên cường bám bản", cô Giao chia sẻ thêm.

tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro
Dù gánh nặng trên lưng là thế nhưng với các cô, tình yêu thương học trò chính là động lực để quên đi mọi mệt mỏi trên con đường đày gian nan này. Ảnh: CTV.

Được biết, Trường Tiểu học Hồng Thu có hơn 600 học sinh ở cả 5 khối từ lớp 1 - lớp 5, trải đều ở 30 lớp. Toàn trường có 41 cán bộ công nhân viên và giáo viên. Các em học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc H'Mông. Nhiều em do nhà ở xa trường nên nhà trường và lãnh đạo địa phương cũng vận động ở tại nhà bán trú của trường để tiện sinh hoạt và học tập.

tam su cua co giao gong minh leo doc cong ban ghe ve truong cho hoc tro Sau khai giảng, trẻ lớp 1 đọc 'vanh vách' tên các địa danh tại quận mình ở

Ngay sau lễ khai giảng, học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Tân đã vào giờ sinh hoạt ngoại khóa với bài học 'quận Cầu Giấy ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.