Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương

Năm 2022, Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục triển khai Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG) để tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các chính sách về đất đai.

Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương. (Ảnh minh họa: TTXVN).

Dự án gồm có ba hợp phần: Tăng cường chất lượng, cung cấp dịch vụ đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, vận hành trên hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu; quản lý dự án.

Các hợp phần này nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu suất và tính minh bạch của dịch vụ quản lý đất đai tại các tỉnh dự án thông qua việc phát triển và thực hiện Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu quốc gia.

Ông Chu An Trường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” cấp Trung ương cho biết, về hợp phần tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai, đến nay Dự án đã hoàn thành việc xây dựng Sổ tay hướng dẫn dịch vụ công về đất đai và đã xin ý kiến của các đơn vị trực thuộc Tổng cục và 30 tỉnh, thành phố thuộc Dự án.

Dự kiến quý II, sẽ tiến hành đào tạo, hướng dẫn các tỉnh thực hiện Dự án về sổ tay này.

Về hợp phần xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và vận hành trên hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, đến nay các địa phương đã ký hợp đồng dịch vụ kỹ thuật thi công xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là 198/250 huyện (đạt 79%); 52/250 huyện chưa ký hợp đồng.

Về triển khai phần mềm quản lý đất đai và vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, Ban Quản lý Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” cấp Trung ương đã tập huấn cho 250 huyện thuộc 30 tỉnh, thành phố theo hình thức trực tuyến và trực tiếp; hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương trong dự án trực tiếp vận hành cơ sở dữ liệu đất đai thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng trên hệ thống phần mềm quản lý đất đai.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên cho biết, phần mềm quản lý đất đai là một giải pháp phù hợp trong quá trình triển khai Dự án, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai thường xuyên. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép liên thông với cơ quan thuế, kết nối tới hệ thống một cửa điện tử và đề nghị được triển khai phần mềm cho toàn tỉnh sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép…

Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được thực hiện trong 5 năm (2017 - 2021) với tổng kinh phí 180 triệu USD.

Đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện Dự án, ông Chu An Trường cho biết, năm 2022, trong thời gian gia hạn Dự án, Ban Quản lý Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”cấp Trung ương sẽ tập trung theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc kiểm tra nội dung của các tỉnh đang triển khai; tổ chức một số đoàn kiểm tra các địa phương chậm tiến độ, nắm bắt kịp thời các vướng mắc, tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.