Kỳ thi Quốc gia 2018: Lưu ý đặc biệt với môn tiếng Anh | |
Để làm tốt môn Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia | |
Người học nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn tổ hợp 'lạ' |
GS Đào Trọng Thi. |
GS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trao đổi với ĐĐK về vấn đề này.
PV: Thưa ông, tại Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được Bộ trưởng GDĐT thay mặt Chính phủ trình UBTV Quốc hội vừa qua không có đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra. Quan điểm của ông về vấn đề này?
GS Đào Trọng Thi: Không chỉ Nghị quyết của Trung ương mới đây về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mà Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII, cách đây 22 năm trước đã đưa ra quan điểm tăng lương cho giáo viên (GV). Nghị quyết Trung ương đã khẳng định lương của GV là cao nhất trong hệ thống lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ban soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi là Bộ GDĐT lúc đầu có đề xuất tăng lương cho GV quy định vào luật. Nhưng qua thảo luận có một số bộ, ngành trong Chính phủ có ý kiến chưa tán thành.
Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm tăng lương cho GV, vì Nghị quyết của Trung ương đã định hướng thì phải thể chế hóa bằng luật. Lúc đó có giá trị bắt buộc và Chính phủ phải chuẩn bị các điều kiện để thực hiện. Nghị quyết Trung ương là định hướng nhưng đã quy định trong luật thì phải thực hiện, nó có giá trị bắt buộc và rõ ràng. Đúng là tăng lương cho GV là yêu cầu khá khó khăn vì lực lượng GV khá đông đảo, khi tăng lương mỗi người một chút, tình hình tài chính cũng tăng tương đối lớn so với ngân sách hiện tại.
Vấn đề bây giờ Chính phủ phải tính toán để thực hiện điều đó như tăng ưu tiên ở mức độ nào? Lộ trình thực hiện từng bước ra sao? Không thể chế hóa thành luật có nghĩa Chính phủ chưa thực hiện Nghị quyết của Trung ương. Còn thực hiện phải đủ điều kiện mới thực hiện được. Cho nên mức độ cụ thể cần có sự tính toán tăng thế nào, lộ trình thực hiện ra sao để còn có thời gian chuẩn bị các điều kiện, trong đó có vấn đề ngân sách. Nếu rút điều khoản này ra, không đưa vào trong luật có nghĩa luật không thể chế hóa Nghị quyết của Trung ương.
Thưa ông, hiện chúng ta đang đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Nhưng nếu không chăm lo cho đội ngũ GV thì khó có thể thực hiện được đổi mới giáo dục?
- Trong Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong đó có nhấn mạnh đến 2 yếu tố quan trọng. Thứ nhất là cơ sở vật chất; thứ hai là đội ngũ GV. Cơ sở vật chất cần tiền nhưng chưa khó bằng đội ngũ GV. Vì đội ngũ GV không những có đủ năng lực đầu tư tài chính mà còn phải có thời gian. Đội ngũ GV không phải có tiền là phát triển giỏi ngay được, và thời gian chuẩn bị khá lâu dài.
Tuy nhiên đội ngũ này mà không chăm lo thì cũng không thể động viên họ. Chúng ta thường yêu cầu cao, mang nước này nước kia ra so sánh nhưng cứ nghĩ đến chế độ cho họ thì lại bàn lùi là không được. Yêu cầu toàn đòi hỏi ngang Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu nhưng khi đề cập đến chế độ thì lại lảng đi. Như vậy là đầu hàng ngay từ đầu.
Muốn trọng dụng người tài phải có cơ chế đãi ngộ? Vậy theo ông bỏ tăng lương cho GV ngành giáo dục có mất nhân tài?
- Đầu tư mà ngãng ra, đầu tư chỉ là cho vui. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, có trọng điểm nguồn nhân lực sẽ phát huy được sức mạnh của đất nước. Nguồn nhân lực là quan trọng, muốn đổi mới giáo dục thì yếu tố đội ngũ GV là yếu tố rất quan trọng được nằm trong các Nghị quyết quan trọng của Đảng, Trung ương, kể cả Chính phủ.
Chiến lược của Nhà nước đều khẳng định phát triển đội ngũ GV là một trong những nhiệm vụ then chốt của đổi mới giáo dục. Đi vào hành động cụ thể mà có ý kiến khác nhau, chưa sự thống nhất nhất trí thì sẽ không thực hiện được.
Cô và trò mầm non vùng cao. |
Ông nghĩ sao khi trả lời chất vấn tại UBTV Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết Bộ thống nhất với quan điểm của của Bộ GDĐT là lương giáo viên hưởng thang bảng lương cao nhất. Nhưng vì đang vướng nên khi thẩm định Luật Giáo dục sửa đổi thì chưa đưa nội dung tăng lương cho GV ra?
- Hiện Chính phủ đang trong quá trình hoàn thiện dự luật. Và hiện nay Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính chưa nhất trí. Sự chưa nhất trí đó đã 22 năm nay rồi. Hiện có 2 lý do là khả năng tài chính; thứ hai là cần có sự hài hòa trong chính sách đối với đội ngũ cán bộ viên chức nói chung.
Về sự hài hòa, tôi cho rằng coi GV là yếu tố quan trọng thì phải có chính sách đặc biệt. Hơn nữa lao động của GV là đặc thù, khác với lao động của viên chức hành chính khác. Đầu tư cho GV phải có chế độ chính sách ưu đãi, chăm lo cho GV là chăm lo cho thế hệ mai sau, chăm lo cho chính con mình, cháu mình.
Ca dao có câu “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, muốn con giỏi, học hành tử tế phải chăm lo cho đội ngũ GV. Chăm lo cho GV là muốn họ thay mặt mình lo cho con mình, cháu mình. Nếu hiểu như vậy sẽ không có sự suy bì.
Trân trọng cảm ơn ông!
Để làm tốt môn Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia
Trước Kỳ thi THPT Quốc gia, các giáo viên ở TPHCM đã có những chia sẻ về ôn tập và làm bài thi môn Khoa ... |
Người học nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn tổ hợp 'lạ'
Năm qua của giáo dục Việt Nam đã chứng minh sự hợp lý của tổ hợp đối với từng khối ngành, đặc biệt là những ... |
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2018: Chọn ngành là quan trọng nhất
Trước mùa tuyển sinh đang đến rất gần, TS Phạm Mạnh Hà - Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam đã có những chia sẻ ... |