Tăng thuế đối với túi ni-long, bao bì và sản phẩm nhựa khác

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni-long, bao bì và sản phẩm nhựa khác.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về tăng cường quản , tái sử dụng, tái chế, xử và giảm thiểu chất thải nhựa.

Chỉ thị nêu rõ, ô nhiễm nhựa đang là một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, con người thải ra lượng chất thải nhựa đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, đặc biệt trong đó có tới 13 triệu tấn được đổ ra đại dương.

Tăng mức thuế đối với túi ni-long, bao bì và sản phẩm nhựa khác - Ảnh 1.

(Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).

Ở Việt Nam, việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân huỷ, sản phẩm nhựa sử dụng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương đang là vấn đề rất đáng báo động, đã, đang và sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho nước ta.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni-long, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi ni-lông.

Bên cạnh đó, nghiên cứu chính sách tài chính để khuyến khích các hoạt động tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa; ưu đãi, hỗ trợ đối với túi ni-lông thân thiện môi trường, các sản phẩm nhựa tái chế và các vật liệu thân thiện với môi trường.

Đồng thời thực hiện mục tiêu "tiếp tục đẩy mạnh và sớm triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần".

chọn
Cận cảnh lô đất vàng quy hoạch cho Vietcombank ở khu đô thị mới Cầu Giấy
Ngân hàng Vietcombank sở hữu mảnh đất khoảng 5.054 m2 để xây dựng tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc ở khu đô thị mới Cầu Giấy.