Tết Mậu Tuất nghe chuyên gia văn hóa “giải mã” 2 tượng Chó ở Chùa Cầu Hội An

Bên trong Chùa Cầu – Di sản văn hóa thế giới, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tồn tại 2 tượng Chó. Nhiều người dân và du khách đều không biết nguyên do tại sao lại có 2 tượng đó.
 

Bất cứ ai dù là người dân trong nước hay khách du lịch nước ngoài, khi đến phố cổ Hội An đều ít nhất một lần tìm đến Chùa Cầu để thưởng ngoạn vẻ đẹp của một di tích được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Và nếu đi qua bên trong Chùa Cầu, hình ảnh 2 con Chó được thờ tự hai bên thành đều khiến mọi người chú ý. Nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao lại có hình 2 tượng Chó đặt ở đó thờ tự? Nó tồn tại từ khi nào với ý nghĩa ra sao?

Để “giải mã” hình 2 tượng Chó đó, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Đức Minh, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, TP Hội An. Ông Minh là người có thời gian công tác nghiên cứu và quản lý về văn hóa của TP Hội An rất lâu nên hiểu tường tận.

te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an
Chùa Cầu Hội An. Ảnh: Văn Luận - Hà Anh.

Theo ông Minh, qua các tài liệu tương truyền rằng, vào thế kỷ XVII-XVII, người xứ Phù Tang (Nhật Bản) theo đường giao thương buôn bán đã qua thương cảng Hội An sinh sống.

Tại vị trí chùa Cầu ngay nay, họ thường thấy sống lưng của một con “Cù” - quan niệm là một thủy quái to lớn nổi lên. Đầu con “Cù” ở Ấn Độ, đuôi ở chính xứ Phù Tang và phần thân ở Việt Nam.

Họ cho rằng, loài thủy quái mỗi lần trở mình là phần đuôi ở Phù Tang sẽ quẫy mạnh. Chính việc đuôi thủy quái gây nên động đất, sóng thần, đại họa cho xứ này.

te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an
te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an
Hai tượng Chó được thờ tự bên trong Chùa Cầu. Ảnh: Văn Luận - Hà Anh.

“Từ đó, các thần phù thủy mới làm lễ dùng thanh gươm vàng cắm xuống lưng con Cù. Đây là một hình thức trấn yểm quái vật của người xưa. Vị trí cắm gươm vàng chính là vị trí xuất hiện sống lưng con Cù. Họ tiếp tục xây dựng cầu chặn lên thanh gươm để thanh gươm không thể văng va, chính là Chùa Cầu ngày nay.

Về sau khi người Nhật rời khỏi Hội An, người Hoa (dòng Minh Hương) vào cũng phát hiện cây cầu này quá đặc biệt, tâm linh nên xây dựng miếu thần Bắc đế trấn võ ở sau lưng cầu và tiến hành các nghi thức trấn yểm. Người Hội An xưa quen gọi những chốn tâm linh là chùa nên xuất hiện danh xưng Chùa Cầu như ngày nay. Đây là nơi hội tụ, giao thoa văn hóa giữa Nhật-Hoa-Việt”, ông Minh kể.

Ở bờ đông đuôi Chùa Cầu có 2 tượng Chó gồm một đực (dương) một cái (âm) được xếp quay mặt vào nhau, gương mặt ngước lên.

te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an
Hai tượng Chó mang bí ẩn tâm linh. Ảnh: Văn Luận - Hà Anh.

Theo ông Minh, 2 tượng Chó mang trong mình những bí ẩn tâm linh đặc biệt. Trong nhiều năm nghiên cứu, ông Minh ghi nhận có tài liệu cho rằng, thời đó, cầu do người Phù Tang xây dựng. Họ vốn theo Thần đạo, tức làm gì cũng phải có biểu tượng trấn yểm.

Chó trong quan niệm của họ là biểu tượng của sự thông minh, dũng cảm và rất được coi trọng. Tượng Chó được hình thành đặt ngay các cổng nơi tâm linh để trấn giữ vùng đất, chống lại thứ xấu xa. Luận về thuyết Âm dương có đôi có cặp.

te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an
Một bảng chữ Hàn nói về sự tồn tại của Chùa Cầu, trong đó có 2 tượng Chó. Ảnh: Văn Luận - Hà Như.

“Phố Hội xưa là thương cảng sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong, nhưng cũng là vùng trũng phía dưới thường xảy ra lụt lội, thiên tai. Việc trấn yểm của người Phù Tang, người Minh Hương là vì những điều này”, ông Minh cho hay.

Cũng theo ông Minh, có câu đối bằng Hán ngữ ở chùa Cầu: “Thiên cẩu song tinh an cấn thổ với giải nghĩa là “Hai tượng Chó như 2 vì tinh tú làm yên ổn vùng đất vốn biến động".

Nhiều khách du lịch khi qua Chùa Cầu, thấy hai tượng Chó đều dừng lại khấn vái cầu mong năm Mậu Tuất gia đình sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an Du khách đổ về Hội An chơi Tết Mậu Tuất

Hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đổ về TP Hội An, tỉnh Quảng Nam chơi Tết Mậu Tuất khiến Chùa Cầu đông nghịt.

te t ma u tua t nghe chuyen gia van ho a gia i ma 2 tuo ng cho o chu a ca u ho i an Tết Mậu Tuất, Hội An tổ chức gì để xem và vui chơi?

TP Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn phục vụ cho nhân dân địa phương, bà con Hội An ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.