Thái Nguyên dự kiến bố trí hơn 5.000 tỷ đầu tư công trong 2023

Trong đó, nguồn vốn chủ yếu là ngân sách Trung ương khoảng 2.163 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương khoảng 2.891 tỷ đồng.

 TP Thái Nguyên. (Ảnh: thainguyencity.gov.vn).

Vừa qua, HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua dự kiến nguồn vốn đầu tư công năm 2023 là khoảng 5.055 tỷ đồng.

Trong đó bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương 2.163 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 2.891 tỷ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết 13 tỷ đồng; nguồn vốn nước ngoài vay lại 283 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 870 tỷ đồng; nguồn thu tiền thuê đất có cơ sở hạ tầng nộp một lần của các nhà đầu tư và vốn sử dụng đất 547 tỷ đồng…

Ngân sách Trung ương được sử dụng để tiếp tục đầu tư các công trình kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, an sinh xã hội như: Xây dựng, mở rộng nâng cấp Bệnh viện A Thái Nguyên; xây dựng Sân vận động tỉnh Thái Nguyên; đường Vành đai 5 đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang); tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc; nâng cấp, cải tạo Cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh; Dự án Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tâm thần kinh Thái Nguyên; các chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số)…

Vốn ngân sách địa phương tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng nông nghiệp, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi (đê, kè, đập); xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học; cải tạo, sửa chữa, tu bổ di tích lịch sử; trụ sở làm việc của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn...

Trước đó, theo Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, uớc lũy kế thanh toán vốn từ đầu năm đến hết tháng 7/2022 đạt hơn 3.300 tỷ đồng, đạt 56,7% so với số kế hoạch vốn được giao. 

Tuy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt khá cao so với mặt bằng chung của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc nhưng quá trình giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn một số khó khăn, dẫn tới tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt gần 40% so với số kế hoạch địa phương giao do một số dự án còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án chuyển tiếp, khởi công mới.

Bên cạnh đó, nhiều dự án khởi công mới đang trong quá trình tổ chức thực triển khai thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự toán, thực hiện các bước để lựa chọn nhà thầu.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.