Thăng trầm trò mạt chược của người Hong Kong

Dù quy mô nghề chạm khắc quân mạt chược thủ công đang dần bị thu hẹp, bản thân trò chơi truyền thống này vẫn có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Hong Kong (Trung Quốc).
thang tram tro mat chuoc cua nguoi hong kong Bên trong 'nhà quan tài' ở Hong Kong
thang tram tro mat chuoc cua nguoi hong kong Những khu ổ chuột ở lưng chừng trời của Hong Kong

thang tram tro mat chuoc cua nguoi hong kong

Nghệ thuật khắc mạt chược được chính quyền Hong Kong công nhận là “di sản văn văn hóa phi vật thể” vào năm 2014. Ảnh: CNN

"Cảnh hoàng hôn thật đẹp, nhưng ánh sáng ban ngày đang tắt dần", Ho Sau Mei, 59 tuổi, một trong những nghệ nhân khắc mạt chược cuối cùng của Hong Kong, dẫn một câu nói của người Trung Quốc khi chia sẻ về nghề bằng cảm xúc vui buồn lẫn lộn, khi ngành công nghiệp này đang dần bị phai mờ.

Những năm 1960, hơn 20 nhà sản xuất mạt chược, thậm chí một hiệp hội dành cho ngành công nghiệp này tồn tại ở Hong Kong. Nhưng giờ đây, chỉ có 4-5 người theo nghề, trong đó có cả bà Ho. Những cửa hàng khắc mạt chược đóng cửa do doanh thu thấp.

Nghệ thuật khắc mạt chược được Hong Kong công nhận là “di sản văn văn hóa phi vật thể” vào năm 2014, theo CNN. Dù nghề thủ công truyền thống có thể bị thu hẹp, bản thân trò mạt chược vẫn tồn tại với nhiều cơ sở mọc ở khắp thành phố. Theo Ho, mạt chược có cả một lịch sử phát triển và là vật thể tinh thần của quốc gia.

Yêu nghề

thang tram tro mat chuoc cua nguoi hong kong
Bà Hong tỉ mẩn với công việc chạm khắc những quân mạt chược thủ công. Ảnh: CNN

Cửa hàng mạt chược Kam Fat Mahjong của Ho nằm ở Hung Hom, phía đông Tsim Sha Tsui trên bán đảo Kowloon của Hong Kong.

"Cửa hàng này chứa đựng những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi. Tôi đã lớn lên ở đây”, Ho nói. "Cha mẹ là người đã dạy tôi làm công việc này”. Bà bắt đầu với nghề khắc mạt chược thủ công từ khi 13 tuổi. Khi cha nghỉ hưu, bà Ho tiếp quản cửa hiệu của gia đình.

"Ngành công nghiệp này đang chết dần", bà Ho nói. "Thậm chí trước khi bộ mạt chược được sản xuất hàng loạt, không có nhiều người mua mạt chược chạm khắc thủ công vì khá tốn thời gian”.

Theo Ho, khi mua một bộ mạt chược chất lượng cao, người ta thường dùng nó ít nhất 20 năm và đôi khi 50 năm. "Nếu muốn phụ giúp gia đình, bạn không thể kiếm sống bằng nghề điêu khắc quân mạt chược. Tôi không bao giờ làm công việc này vì tiền”, bà nói.

Dù ngành công nghiệp khắc mạt chược đang suy thoái, bà Ho vẫn rất bận rộn. Khách hàng phải chờ ít nhất một tháng để nghệ nhân hoàn tất một bộ mạt chược chạm khắc thủ công. Trước đây, người ta dùng gỗ, ngà, và tre để làm quân mạt chược, nhưng giờ đây, chúng được làm từ nhựa cứng vì phẳng và dễ khắc.

Một bộ mạt chược cho 4 người chơi gồm 144 quân, chia làm 4 bộ khung gồm các hàng sách, văn, vạn, hướng gió và quân đặc biệt như hoa, mùa và rồng. Bà Ho thường dành từ 4-5 tiếng mỗi ngày trong một không gian làm việc nhỏ.

"Mỗi bước chạm khắc đều in sâu trong tâm trí nên công việc không khó. Nhưng vì mắt kém, tôi làm chậm hơn trước đây”, bà Ho chia sẻ."Tôi nghỉ hưu vài tháng trước nhưng khách hàng đã đưa tôi trở lại với nghề. Tôi nghĩ thật tàn nhẫn khi từ chối sinh viên (khi họ tới phỏng vấn) và tôi muốn quảng bá môn nghệ thuật này. Đó là lý do tại sao tôi trở lại với nghề".

Bà Ho tự mài các công cụ dùng để chạm khắc, từ chiếc thước sắt tới vòng định hình tròn kiểu Macgyver. Sau khi khắc, bà dùng cọ vẽ lên các đường rãnh màu đỏ, xanh lá cây hoặc xanh lam rồi lau lại nhiều lần chỉ giữ lại họa tiết đã khắc. Bà tiếp tục đưa quân mạt chược đang dần hoàn thiện dưới ánh đèn để màu sơn khô lại. Để hoàn thành một bộ mạt chược truyền thống, bà Ho mất tới 5 ngày. Mỗi bộ được bán với giá khoảng 230 USD.

Trò chơi của mỗi gia đình

thang tram tro mat chuoc cua nguoi hong kong
Trò chơi mạt chược xuất hiện ở Hong Kong từ hàng trăm năm nay và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ảnh: CNN

Được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 1800, mạt chược là một trong những trò có nhiều người chơi nhất thế giới. Khoảng 350 triệu người biết chơi mạt chược chỉ tính riêng ở châu Á.

Dạo qua những phố ở Hong Kong, người ta thấy trò chơi này xuất hiện ở khắp nơi. Bất kể ngày hay đêm, bạn đều nghe thấy âm thanh của quân bài từ các cửa hiệu tới nhà riêng.

“Cứ mỗi chủ nhật, tôi đều chơi mạt chược với chị em của mình. Nó giúp mọi người giao tiếp tốt hơn. Khi mọi người chưa đủ gắn kết với nhau, mạt chược có thể giúp họ cải thiện tâm trạng. Nhiều người già cảm thấy không khỏe nếu không chơi trò này trong một tuần. Như thể họ bị nghiện mạt chược vậy!”, bà Ho nói.

Theo bà, người trẻ thích chơi mạt chược một mình trên điện thoại hoặc quanh một bàn điện tử hơn là bằng dụng cụ truyền thống.

Gìn giữ truyền thống

Ai cũng có thể tìm được một chỗ chơi mạt chược ở bất cứ đâu tại Hong Kong. Dim Sum Library, một nhà hàng mới Pacific Place Mall ở Admiralty District, gần khu vực trung tâm, có không gian hiện đại và phục vụ món dim sum (điểm sấm).

Ở một góc nhà hàng, thực khách cũng có thể tham gia lớp dạy chơi mạt chược.

"Người Hong Kong nào cũng lớn lên với quân bài mạt chược trên ngón tay họ. Trò chơi này có ở Hong Kong từ hàng trăm năm nay và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đưa mọi người xích lại gần nhau bên chén trà và đồ ăn nhẹ", David Yeo, người sáng lập của Aqua Restaurant Group, đơn vị quản lý Dim Sum Library, cho hay.

Yeo cho biết nhà hàng sẽ sớm giới thiệu ớp dạy đánh mạt chược cho người bản địa, người nói tiếng Anh, cũng như giới trẻ Hong Kong. "Mạt chược là nét truyền thống có trong hầu hết gia đình. Tôi thực sự muốn giữ gìn truyền thống này”.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.