Thầy giáo Đào Tuấn Đạt: 'Địa phương hóa' chương trình giáo dục

Thầy giáo Đào Tuấn Đạt - Giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã đưa ra góp ý về các tiêu chí của chương trình giáo dục phổ thông trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2017.
thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc Luật Giáo dục sửa đổi: Đừng lấy tay tự... bó mình
thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc Kiến nghị về sửa chữa những khiếm khuyết của các luật về giáo dục
thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Tăng lương giáo viên cần đưa vào luật chứ không chỉ là trên giấy
thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc Dự thảo Luật Giáo dục: Miễn học phí nhưng lo... 'đóng góp tự nguyện'

Tại hội thảo góp ý Luật Giáo dục sửa đổi năm 2017 sáng 15/12, thầy giáo Đào Tuấn Đạt - Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội đồng chuyên môn Trường THPT Anhxtanh đã đưa ra một số ý kiến về vấn đề quan trọng tự chủ chương trình SGK và thay đổi định dạng hệ thống thi cử; các tiêu chí của chương trình phổ thông.

thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc
Thầy giáo Đào Tuấn Đạt - Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Thà dạy 1 điều để trò hiểu còn hơn 10 điều mà không hiểu

Thầy Đào Tuấn Đạt cho rằng, hiện nay chúng ta đang áp dụng một chương trình, một bộ sách giáo khoa, cách thi cử, các hoạt động giáo dục và phương pháp giáo dục cho mọi vùng miền, địa phương và mọi đối tượng học sinh. Trong khi đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, điều kiện giáo dục, trình độ học sinh ở mỗi địa phương rất khác nhau. Đầu vào khác nhau nhưng chương trình và phương pháp giáo dục giống nhau tất yếu dẫn tới hiệu quả giáo dục không cao, không thực chất và không thực sự vì lợi ích của người học.

"Hiện xã hội vẫn xem thành tích của giáo dục là tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến. Kết quả của giáo dục là kết quả của các kỳ thi. Theo tôi kết quả của giáo dục không chỉ ở thành tích thi cử mà rộng lớn hơn là con người. Thành tích của giáo dục không phải ở một số ít em đạt giải trong các kỳ thi mà ở sự tiến bộ và trưởng thành của mỗi học sinh về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của mỗi học sinh so với chính họ.

Nếu áp dụng một quy trình cứng nhắc với đầu vào khác nhau thì không thể có sản phẩm chất lượng và đa dạng. Thế nên giải pháp là mỗi địa phương, mỗi nhà trường, mỗi thầy cô căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, học sinh trong trường và học sinh trong lớp mình dạy được chủ động về chương trình SGK trong khuôn khổ chương trình của nhà nước và sách giáo khoa được phép phát hành.

Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là không chỉ SGK mà cả chương trình cũng không phải là pháp lệnh. Dựa trên chương trình của nhà nước, các địa phương, nhà trường và đặc biệt là giáo viên đứng lớp được phép thay đổi để phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Chỉ người giáo viên trực tiếp đứng lớp mới biết học sinh của mình cần gì và có khả năng tiếp thu đến đâu. Thà dạy 1 điều học sinh hiểu còn hơn dạy 10 điều theo đúng chương trình mà học sinh không thể tiếp thu.

Làm sao thầy cô là 'kỹ sư tâm hồn' được khi buộc phải áp dụng máy móc chương trình, nội dung giáo dục không phù hợp với học sinh của mình. Không phải tự nhiên mà các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vẫn 'địa phương hóa' chương trình giáo dục. Ở Úc chương trình khác nhau giữa các bang. Ở Mỹ thậm chí khác nhau đến cấp quận", thầy Đạt nói.

3 tiêu chí của chương trình phổ thông

Thầy giáo Đào Tuấn Đạt cho rằng có 3 tiêu chí của chương trình phổ thông gồm: Tính toàn diện, tính phân hóa và tính chuyên sâu.

Ông phân tích: "Về tính chất toàn diện, chương trình hiện hành đang có 11 môn văn hóa. Quan niệm sai lầm cho rằng phải học hết 11 môn mới là toàn diện. Hiện nay số môn học ở phổ thông trên thế giới có khoảng 50 môn và không ngừng tăng thêm. 11 môn truyền thống trong 50 môn thì không thể gọi là toàn diện được. Thế học hết 50 môn thì sao? Không ai học và không thể học hết được 50 môn học.

Giải pháp là người ta chia các môn học làm các lĩnh vực hay nhóm môn. Ví dụ: Ngôn ngữ; Toán - và khoa học máy tính; Bộ môn khoa học; Bộ môn khoa học nhân văn; Thể chất-thể dục thể thao; Các môn nghệ thuật...

thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc
Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 tại Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Học sinh buộc phải chọn học các môn từ các nhóm môn để đảm bảo tính toàn diện. Em vừa giỏi một vài môn văn hóa, giỏi thể thao, am hiểu nghệ thuật mới là toàn diện. Chương trình A-level của Anh học sinh thông thường chọn 4 môn, ít nhất 3 môn và có thể 5 môn tùy vào nhu cầu nghề nghiệp sau này. Sẽ có người giả sử rằng nếu một em không chọn môn Địa lý thì sao? Không sao cả, sẽ có em khác chọn. Phép tính trung bình phải tính cho số đông chứ không phải cá nhân.

Về tính chất phân hóa, mỗi học sinh sẽ có một thiên tư khác nhau, một thế mạnh bẩm sinh khác nhau và có các kiểu trí thông minh khác nhau. Có em thông minh về ngôn ngữ, có em thông minh về toán... nên chương trình phải cho phép các em tập trung nhiều hơn cho các môn học thuộc về thế mạnh của các em. Tức là đảm bảo tính phân hóa. Sự 'phân ban' như vậy dẫn tới có nhiều loại hình trường khác nhau ở bậc học trung học phổ thông. Có trường thiên về tự nhiên, có trường thiên về các môn nhân văn, có trường thiên về nghệ thuật .

Về tính chất chuyên sâu, xu thế từ cuối thế kỷ trước là học sinh học chuyên sâu các môn phân hóa. Nhờ thế mà có thể rút ngắn được thời gian học đại học. Không phải tự nhiên mà một số chương trình cử nhân của các đại học tiên tiến thời gian rút ngắn chỉ còn 3 năm. Đó là bởi vì học sinh đã học chuyên sâu từ bậc học phổ thông.

Sẽ có ý kiến e ngại rằng chương trình hiện nay đang còn quá tải và hàn lâm. Thực chất thì không, tính hàn lâm thể hiện ở chỗ môn học phải dựa trên một hệ thống khái niệm và định luật chặt chẽ, logic và khoa học. Sách giáo khoa của chúng ta chỉ diễn đạt phức tạp hơn các vấn đề chứ không hề hàn lâm. Học sinh bị quá tải vì phải học quá nhiều môn trong khi thời gian lại ít và không chuyên sâu môn nào.

Để đảm bảo tính chất chuyên sâu thì chương trình và sách giáo khoa được chia làm 2 phần liên hệ hữu cơ với nhau là phần kiến thức lõi (core) để phục vụ nhu cầu cơ bản và phần nâng cao cho nhu cầu chuyên sâu".

thay giao dao tuan dat dia phuong hoa chuong trinh giao duc Ra đề Văn mở: Cần tôn trọng quan điểm riêng của người học

Theo một số giáo viên, việc đưa ra đề văn mở cho học sinh làm cần phải tôn trọng quan điểm cá nhân của các ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.