Thầy giáo mầm non: 'Không thể lấy áp lực chồng con, công việc là lý do để bạo hành trẻ!'

"Khi nóng giận vì trẻ này không nghe lời, mình thường chuyển qua hướng dẫn trẻ khác. Mình cũng có phạt trẻ nhưng chỉ mang tính chất răn đe", thầy giáo mầm non Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.
thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre Chụp X-quang cho 17 trẻ bị bạo hành ở cơ sở mầm non Mầm Xanh
thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre 'Sáng thì bạo hành trẻ, chiều cha mẹ đón lại thấy... ngồi hát với bảo mẫu'
thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre Khởi tố, bắt tạm giam chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh có bảo mẫu hành hạ trẻ
thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre Vụ trường Mầm Xanh: Thành ủy chỉ đạo xử lý nghiêm!

Vụ việc bảo mẫu và chủ cơ sở Mầm non Mầm Xanh (TP Hồ Chí Minh) bạo hành trẻ gây rúng động xã hội trong những ngày vừa qua đã một lần nữa gióng lên tiếng chuông về tình trạng bạo lực đối với trẻ nhỏ ở, đặc biệt ở những nơi mà nhiều ông bố, bà mẹ, gia đình yên tâm gửi gắm con của mình.

thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre
Thầy giáo mầm non Đỗ Thanh Bình. Ảnh NVCC

Để có được góc nhìn rõ hết về công việc, áp lực của các cô giáo mầm non và bảo mẫu, cũng như những bình luận liên quan đến vấn đề bạo hành trẻ, chúng tôi đã phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Thanh Bình, giáo viên trường Mầm non Đồng Cam, Cẩm Khê, Phú Thọ để làm rõ hơn về vấn đề này.

- Mấy ngày qua, thầy giáo có xem clip trên báo Tuổi Trẻ về giáo viên trường Mầm Xanh dùng can, dao bạo hành trẻ không? Anh có bình luận gì?

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình: Tôi thấy những hành động như trong clip quay lại là không thể chấp nhận đươc. Và những người như vậy phải loại ra khỏi ngành là đương nhiên và còn phải chịu hình phạt thích đáng của pháp luật. Người ta vẫn nói trẻ con vô tội. Trẻ có mắc lỗi cũng không thể cư xử với trẻ như vậy. Tôi không hiểu cái đạo đức của con người của họ như thế nào, chứ chưa cần nói đến đạo đức nghề nghiệp.

Đối với trẻ nhỏ thì cần uốn nắn để trẻ nhận ra cái sai chứ đánh đập, bạo hành như vậy ảnh hưởng tâm lý và quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Trẻ hết lứa tuổi mầm non thì nhân cách đã được định hình nhiều phần rồi, và những định hình này có thể sẽ theo trẻ suốt đời.

Khi bị bạo hành nhiều, trẻ có xu hướng bắt chước và thực hiện lại hành vi của người lớn. Trẻ bị bạo hành về thể xác và tinh thần nhiều dễ trở thành dạng lỳ đòn, dạn đòn và rất khó để có thể uốn nắn lại tính cách của trẻ.

- Dưới góc độ là một đồng nghiệp, thầy cho rằng cô giáo mầm non và bảo mẫu có những áp lực gì?

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình: Cô giáo mầm non hay bảo mẫu có thể chịu áp lực từ nhiều phía như: gia đình, chồng con, nhất là những gia đình chồng chưa thông cảm, có con nhỏ. Bố mẹ chồng khó tính, không hiểu cho công việc của con mình.

Áp lực từ cơm áo gạo tiền trong cái thời buổi vật giá leo thang như này. Phụ huynh luôn luôn đòi hỏi hơn nữa từ phía cô giáo, nhà trường sao cho "xứng đáng với số tiền bỏ ra". Ngoài ra còn áp lực từ nhà trường, lãnh đạo và đôi khi cũng chính từ trẻ mà ra.

Ngoài ra thì phụ nữ cũng hay cáu bẳn trong những "ngày của riêng phụ nữ". Nhưng bao nhiêu cô giáo khác cũng bấy nhiêu áp lực như vậy, họ vẫn làm tốt trong khi có các cô giáo lại bạo hành trẻ dã man như thời trung cổ. Tại sao rất nhiều người họ luôn vui vẻ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được sự tín nhiêm của phụ huynh và lãnh đạo, trẻ luôn yêu quý. Vì vậy đừng mang áp lực ra để nói khi bạo hành bị phát hiện.

- Thầy có nghĩ rằng cô giáo mầm non, bảo mẫu sẽ vất vả hơn thầy giáo mầm non không?

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình:Tôi nghĩ cô giáo mầm non vất vả hơn các thầy. Từ việc sức khỏe đến việc gia đình, con cái. Các thầy giáo cũng làm được những công việc này, tuy nhiên có những thứ nó mặc định gắn lên vai người vợ, người mẹ, người phụ nữ rồi.

Ở trường, trẻ cũng có xu hướng sợ và nghe lời thầy giáo mầm non hơn là các cô giáo. Vì thầy giáo trẻ coi giống như bố của mình ở nhà, mà ở nhà thì bố bao giờ cũng nghiêm khắc hơn. Học sinh thấy cô giáo hiền hơn nên có những hành động mà không dám làm khi có thầy. Đây cũng là một trong những áp lực mà cô giáo mầm non gặp phải.

thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre
Thầy giáo Thanh Bình cùng các học trò nhí. Ảnh NVCC

- Sau mỗi vụ bạo hành trẻ em tại các cơ sở mầm non bị phanh phui trong xã hội, nhiều người dần dần mất lòng tin vào "người mẹ thứ 2", thậm chí coi nhà trẻ như "địa ngục trần gian". Thầy có bình luận như thế nào về điều này?

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình: Tôi buồn và thất vọng khi nghe được những nhận xét về nghề mầm non như vậy. Nhưng nếu cứ quy chụp cho nghề này như vậy là rất phiến diện.

Tôi không nói quá nhiều về câu nói đó nhưng cả tuổi thơ của trẻ mầm non hầu hết những hoạt động vui chơi, học tập đều diễn ra tại trường mầm non. Họ nghĩ gì về câu nói kia khi mà con cái của họ, của bạn bè người thân về khoe rằng hôm nay con được học cái này, chơi trò kia, được cô giáo khen, được phiếu bé ngoan,... Rồi về hát, đọc thơ, kể chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe.

Chẳng có cái địa ngục nào đầy ắp tiếng trẻ con nô đùa, vui chơi, cười nói.

Chẳng có cái địa ngục nào đầy tiếng trẻ con ê a đọc bài.

Chẳng có địa ngục nào mà người ta tự nguyện, nô nức đến mỗi khi con em mình đến tuổi đi học mầm non.

- Những lúc nóng giận vì dạy trẻ nhưng ko nghe lời thì thầy làm như thế nào để bản thân bình tĩnh lại và tiếp tục công việc?

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình: Có nhiều cách để bản thân nguôi giận trước những trường hợp trẻ không nghe lời và phản ứng ngược lại.

Khi mà thầy nói mãi trò không nghe, nóng lên rồi thì tôi thường để giáo viên khác dạy, hướng dẫn trẻ đó. Còn tôi thì chuyển qua hướng dẫn trẻ khác. Nếu có người làm bạn nóng, bực mà ngay tức thì có một người khác làm bạn hài lòng với cái kiểu đáng yêu của trẻ thì cũng rất dễ nguôi đi cơn giận, sự bực mình, nóng nảy.

Tôi cũng có phạt trẻ bằng cách để trẻ thực hiện yêu cầu của mình nhiều lần. Hoặc yêu cầu trẻ đứng lên và chấm dứt những hành động lệch lạc. Có khi tôi cũng tách trẻ ra khỏi các bạn khác để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung của cả lớp.

Đam mê công nghệ thông tin từ thời phổ thông nhưng thầy giáo Nguyễn Thanh Bình lại quyết định gắn mình với công việc nuôi dạy và chăm sóc các trẻ mầm non từ 3 năm nay. Thầy giáo trẻ tâm sự: "Mẹ là cô giáo mầm non nên ngay từ nhỏ tôi đã được tiếp xúc nhiều với những bài hát, điệu múa,... Bản thân cũng có chút năng khiếu nghệ thuật nên tôi quyết định theo nghề này dù vất vả và nhiều người cho rằng đàn ông không hợp với nghề trông trẻ".

Sau hơn 3 năm công tác trong nghề, thầy giáo Nguyễn Thanh Bình đã nhận được sự quý mến, tin tưởng từ học trò, phụ huynh và đồng nghiệp. Đặc biệt, nhiều cô giáo mầm non cùng công tác nhận xét thầy giáo trẻ còn múa dẻo hơn các cô giáo.

- Từ thực tế nhiều năm đứng lớp dạy và chăm sóc trẻ mầm non vùng cao, theo thầy, việc dạy trẻ vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số có những gì khó khăn đặc thù?

Thầy giáo Vũ Trường Xuân: Khó khăn đặc thù đối với những giáo viên là ngôn ngữ của trẻ chưa rõ, không nói rõ ngôn ngữ phổ thông, trẻ còn nói tiếng mẹ đẻ, dân trí ở đây chưa phát triển, chưa được tiếp xúc nhiều với thông tin đại chúng, công nghệ hiện đại.

Nhiều giáo viên khi mới lên dạy thường phải tự "giắt" cho mình thêm tiếng nói dân tộc riêng của mình bằng cách học từ đồng nghiệp, từ phụ huynh và từ chính học trò.

Ở trường tôi, trẻ ăn trưa ở trường nhưng cũng được dạy tự lập, tự phục vụ bản thân từ sớm. Các bé 24-36 tháng mới ra lớp, còn chưa biết nói thì một số em còn đi vệ sinh ra quần. Nhưng chỉ khoảng 1-2 tháng sau là tất cả các trẻ tự bảo cô giáo khi có nhu cầu này. Những trẻ nhỏ cũng có thể tự cầm thìa xúc ăn được.

Thầy giáo Vũ Trường Xuân, Phó hiệu trưởng trường Mầm non Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

thay giao mam non khong the lay ap luc chong con cong viec la ly do de bao hanh tre 'Sáng thì bạo hành trẻ, chiều cha mẹ đón lại thấy... ngồi hát với bảo mẫu'

TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) chọn thực hiện đề án “Thành phố thân ...

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.