Thầy giáo mầm non: 'Ngày đầu tiên đứng lớp của mình là một ngày vật lộn'

“Lần đầu tiên bước vào lớp các trò ngơ ngác nhìn mình. Vì các bé đã bao giờ được thấy thầy giáo đâu. Rồi sau đó bé khóc, bé mếu đòi cô giáo, đòi về nhà khiến lớp như loạn hết lên vậy", anh Thủy kể.

 

Một ngày vật lộn không thể quên

Thầy giáo trẻ Nguyễn Thanh Bình (trường Mầm non Đồng Cam, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) gọi ngày đầu tiên đứng lớp của mình là một ngày vật lộn.

thay giao mam non ngay dau tien dung lop cua minh la mot ngay vat lon
Ban đầu, những công việc như lo bữa ăn, xúc từng thìa cơm cho trẻ không dễ dàng đối với thầy Bình.

“Mới vào nhưng tôi đã được phân dạy và chăm các bé lớp 3 tuổi. Đây luôn được coi là lứa tuổi khó chăm sóc nhất bởi các trẻ hầu hết lần đầu đi học, lại chưa ý thức được nhiều như các bé lớp lớn hơn. Đầu năm nên số lượng trẻ đông và hơi quá sức đối với một thầy giáo lần đầu đứng lớp như tôi.

Các bé nhớ nhà nên quấy khóc nhiều, cả bé trai lẫn bé gái đều vậy. Tôi được “ưu ái” bế và trông bé khỏe nhất, lại quấy khóc nhiều nhất lớp. Dù là thầy giáo nhưng vóc dáng của tôi cũng không cao to nên khi các bé quẫy đạp tôi rất sợ bị tuột tay, bé nặng cân nên đôi tay tôi cũng mỏi rã rời.

Ngày đầu tiên đi làm về tôi bị đỏ hết cả một bên hông vì bế các bé. Quần áo thì đầy mồ hôi của mình trộn lẫn mũi nhãi của trẻ. Chưa kể việc bế bé bị các bé khua tay đánh vào mặt, vào người hay thậm chí cấu, véo là chuyện bình thường. Dù đã xác định sẵn tâm lý ngày đầu năm học của nhà trẻ luôn là ngày vất vả nhất nhưng tôi vẫn thấy mệt nhoài”, thầy Bình chia sẻ.

Rút kinh nghiệm từ ngày đầu tiên đi dạy, những ngày sau đó, anh Bình mang thêm 1-2 bộ quần áo nữa để thay. Bởi khi bế các bé thì việc các bé khóc, nôn trớ, phun thức ăn, tè ra người giáo viên là chuyện bình thường.

thay giao mam non ngay dau tien dung lop cua minh la mot ngay vat lon Thầy giáo mầm non: Yêu nghề từ những nụ cười thơ ngây của trẻ

Dù đến với nghề mầm non bằng nhiều lý do khác nhau, nhưng có thể gắn bó với công việc vốn được coi là “nuôi ...

“Ngộp” vì nghĩ chăm sóc trẻ mầm non dễ dàng

Khi chưa bắt đầu dạy, thầy giáo Đinh Xuân Thủy (trường mầm non Bảo Hiệu, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) tự tin cho rằng việc chăm các bé mầm non rất đơn giản. Bởi các cô giáo mầm non chân yếu tay mềm còn chăm được các cháu, trong khi mình lại to lớn khỏe mạnh thì cũng không có gì khó khăn. Nhưng ngày đầu tiên quản lớp đã khiến thầy giáo "đô con" thay đổi hoàn toàn suy nghĩ.

thay giao mam non ngay dau tien dung lop cua minh la mot ngay vat lon
Chải đầu, tết tóc cho các em nữ là một trong những cách giúp thầy Thủy nhanh chóng làm quen được với các em.

Thầy giáo Thủy nhớ lại: “Lần đầu tiên bước vào lớp các trò ngơ ngác nhìn mình. Vì các bé đã bao giờ được thấy thầy giáo đâu. Rồi sau đó bé khóc, bé mếu đòi cô giáo, đòi về nhà khiến lớp như loạn hết lên vậy. Nói thật lúc ấy tôi cũng hơi nản và muốn bỏ về. Lúc ấy tôi cũng chưa có chuyên môn nên không biết nói và làm gì cả. Các cô giáo trong lớp cũng động viên cố gắng bám với nghề”.

Dạy 2 tuần ở lớp trẻ này rồi sau đó thầy giáo Thủy được chuyển đến lớp khác. Những khó khăn ở lớp trước đó không “thấm” gì so với lớp mới. Bởi lớp trước còn được các cô hỗ trợ, còn lớp này anh hoàn toàn đứng dạy một mình.

“Một mình tôi trông mấy chục bé cùng lúc, lại đủ các lứa tuổi. Dù đã được gọi là có kinh nghiệm dạy được 2 tuần nhưng cảm giác “ngộp” trước học sinh của tôi vẫn còn. Nhiều bé khóc đòi về, không chịu theo thầy vì trước đó chỉ được học cô. Phụ huynh thấy thầy giáo thì hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó họ vẫn yên tâm để cho để tôi đứng lớp dạy”, thầy giáo Thủy nói.

“Vỡ mộng” vì nghĩ có màn giới thiệu ấn tượng

thay giao mam non ngay dau tien dung lop cua minh la mot ngay vat lon
Thầy Đỗ Hồng Thượng đang giúp một trẻ thực hành việc cắt dán hoa giấy

Hơn 7 năm trước, anh Đỗ Hồng Thượng (Uông Bí, Quảng Ninh) bắt đầu chập chững bước vào nghề giáo viên mầm non. Những em mà thầy dạy và chăm sóc là những trẻ đặc biệt, mắc các chứng tự kỷ, tăng động,…

Ngày đầu đến lớp là khi chàng trai trẻ Đỗ Hồng Thượng vẫn còn đang là sinh viên đang đi thực tập. Để có được buổi ra mắt lớp suôn sẻ, thầy giáo trẻ đã chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng: tự tập chào hỏi các em sao cho ấn tượng, chọn bộ quần áo mới và đẹp nhất để ra dáng một thầy giáo. Nhưng thực tế lại khác xa những gì tưởng tượng.

“Tôi nghĩ rằng đến lớp gặp các em mình sẽ có màn giới thiệu ấn tượng để các em nhớ mình nhanh hơn, kiểu như: “Xin chào các em, thầy là...” nhưng rồi lớp toàn những em nhỏ quá, đến nói các em còn chưa tròn âm thì càng không thể nhớ nổi tên của thầy”, anh Thượng nhớ lại.

Dù hơi buồn nhưng hôm đó thầy giáo trẻ vẫn rất hăng say làm việc, giúp đỡ các em, cùng các em rửa bát, dọn đồ chơi, dạy các em nấu ăn.

Khi đi dạy, anh Thượng được phân công dạy 1 trẻ 18 tháng mắc chứng tự kỷ. “Tôi chuyên về tâm lý của trẻ em nên cứ nghĩ rằng khi đi dạy sẽ là tư vấn cho các em, nghe các em kể chuyện của mình, hay chí ít cũng là cầm thước giảng bài. Nhưng thực tế chỉ là việc học thuộc lòng việc em ấy đi vệ sinh như thế nào, thích những gì, biểu hiện bệnh lý ra sao tôi cũng phải mất khá nhiều thời gian trong ngày để thích nghi”, anh nói.

“Buồn nhất là buổi trưa hôm đó, em học sinh mà tôi được dạy thường xuyên tự lột đồ ra nên khi nghỉ trưa, tôi cởi chiếc áo mình ra để đắp cho em. Nhưng khi tôi tỉnh dậy thì thấy chiếc áo mới mua của mình đã thành áo tứ thân từ bao giờ! Sinh viên nghèo, xót tiền, xót áo nên lúc ấy tôi nghĩ có khi mai nghỉ dạy luôn. Khi đó tôi thấy sợ, nhưng giờ nghĩ lại thì thấy thương các em nhỏ nhiều hơn. Cũng may mắn vì khi ấy suy nghĩ bỏ dạy chỉ xuất hiện trong tích tắc rồi lại biến mất, chứ bây giờ càng gắn bó tôi lại càng thấy yêu nghề hơn”, thầy giáo trẻ tâm sự.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.