Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, kỳ thi THPT quốc gia lần này, Hà Nội có hơn 79.600 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, tăng 6.000 so với năm trước. Số học sinh thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh đại học là hơn 62.100.
Một trong những khâu được đặc biệt quan tâm là việc đảm bảo an toàn đề thi.
"Đề thi phải bảo quản trong tủ sắt có khóa, kể từ lúc nhận đề phải tổ chức bảo vệ đề thi đúng quy định: niêm phong túi đựng đề thi, lực lượng Công an trực bảo vệ liên tục 24/24h, mỗi lần mở niêm phong tủ đựng đề thi phải lập biên bản có chữ ký của phó trưởng điểm thi là người của trường đại học, trước sự chứng kiến của thanh tra điểm thi và cán bộ an ninh", lãnh đạo Sở GD-ĐT nhấn mạnh.
Hà Nội tâp trung tập huấn kỹ công tác đảm bảo an toàn đề thi |
Được biết, sáng 24-6, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ giao đề thi tới 123 điểm thi trên toàn thành phố. Theo quy chế, khi giao nhận đề, trưởng điểm thi phải xuất trình quyết định điều động của Sở GD-ĐT, chứng minh nhân nhân.
Cán bộ này sau đó phải kiểm tra để khẳng định số lượng túi đề thi, số lượng đề thi ghi trên nhãn khớp với số phòng thi, số thí sinh đăng ký dự thi theo từng môn của điểm thi. Nếu phát hiện thiếu sót, trưởng điểm thi phải báo ngay cho ban coi thi để bổ sung kịp thời.
Với số lượng thí sinh đông nhất cả nước, Hà Nội bố trí 123 điểm thi, trên 3.300 phòng thi và hơn 8.000 cán bộ, giảng viên, giáo viên làm công tác coi thi, phục vụ, đảm bảo an ninh.
Để chống lộ lọt đề thi, ngày 22-6, CATP Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Giáo dục tập huấn công tác coi thi THPT quốc gia cho cán bộ, giảng viên. Tại đây, một số cách để nhận biết thí sinh có biểu hiện bất thường, gian lận... sẽ được phổ biến.
Tại hội nghị công tác thi và tuyển sinh 2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh, quan trọng là chủ tịch hội đồng, cán bộ coi thi phải tuân thủ đúng quy chế. Kinh nghiệm cho thấy, nguyên nhân gốc rễ của những sai sót là không nắm rõ quy chế, không đọc hoặc đọc tắt quy chế.
Quán triệt tinh thần đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia chứ không phải là kỳ thi đại học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng, kỳ thi được tổ chức khách quan, trung thực thì đương nhiên kết quả sẽ được các trường đại học tham khảo để phục vụ cho công tác tuyển sinh. Nhưng về lâu dài, các trường đại học cần quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo, kiểm soát chất lượng đầu ra, thay vì chỉ quan tâm tới đầu vào.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong thời điểm này và một vài năm tới, sự tham gia của các trường đại học vào kỳ thi là cần thiết. Đây không chỉ là trách nhiệm với đầu vào của các trường còn là trách nhiệm xã hội, trong đó các trường cần tăng cường vai trò giám sát để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng.
Đề thi tăng yêu cầu vận dụng kiến thức và câu hỏi mở
Ngày 18/6, theo thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT, hiện đề thi đã sẵn sàng để phục vụ kỳ thi THPT quốc gia. |
Thi THPT quốc gia 2018: Thuê khách sạn để in sao, trắng đêm trông đề thi
Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 , các cán bộ làm công tác in sao đề thi đang trải qua những ... |