Mới đây, CBRE Việt Nam dự báo tình hình kinh doanh bất động sản tại TP HCM trong năm 2020 duy trì sự ổn định. Trong đó, những thay đổi ở các đô thị vùng ngoại ô thành phố sẽ là nơi tạo nguồn cung chính.
CBRE Việt Nam cũng nhấn mạnh, việc kết nối hạ tầng liên tỉnh được chú trọng nâng cấp và hoàn thiện sẽ tạo đà tăng giá cho bất động sản.
Đồng Nai với vị thế là đô thị vệ tinh thuộc vùng đô thị TP HCM trong tương lai và nằm trong qui hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới sẽ đón nhận hàng loạt dự án hạ tầng liên vùng quan trọng.
Tại buổi làm việc mới nhất của UBND tỉnh Đồng Nai cùng các sở ban ngành, tỉnh dự kiến đầu tư xây dựng đường liên vùng 4 với tổng vốn đầu tư trên 6.600 tỉ đồng.
Tuyến đường này sẽ kết nối đường Vành đai 3 (đoạn qua quận 9, TP HCM) đến Quốc lộ 51 (huyện Long Thành), thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769.
Đường liên vùng 4 khi hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho giao thông từ TP HCM về Đồng Nai, giảm tải lượng phương tiện lưu thông qua cầu Đồng Nai và cao tốc TP HCM - Long Thành - Dâu Giây.
Ngoài đường liên vùng 4, nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 cho thấy, dự kiến có đến ba tuyến đường bộ và hai tuyến đường sắt kết nối vào sân bay.
Cụ thể, tuyến số 1 kết nối đầu phía Tây sân bay Long Thành với Quốc lộ 51; tuyến số 2 nối tuyến số 1 và đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến số 3 đi từ phía Đông sân bay Long Thành đến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Phối cảnh sân bay Long Thành - động lực phát triển cho hạ tầng giao thông liên tỉnh của Đồng Nai.
Về đường sắt, tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành, thiết kế chạy vào đường trục trung tâm của sân bay.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề ra mục tiêu hoàn thành sớm tuyến Hương lộ 2, tuyến đường được đánh giá quan trọng, có thể làm thay đổi diện mạo khu vực.
Sau khi hoàn thành, Hương lộ 2 có 6 làn xe cơ giới và 4 làn xe hỗn hợp. Toàn tuyến có chiều dài khoảng 17 km, kết nối trung tâm hành chính Biên Hòa cùng các khu đô thị như Long Hưng, Aqua City, khu công nghiệp An Phước, đô thị Nhơn Trạch... với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nhờ đó, khoảng cách giữa tỉnh Đồng Nai và TP HCM sẽ rút ngắn đáng kể nếu so với việc phải đi vòng qua quốc lộ 51 như hiện nay, chỉ mất khoảng hơn 15 phút để đến sân bay Long Thành và hơn 30 phút đến TP HCM.
Theo giới kinh doanh bất động sản, trong hai năm vừa qua, các tuyến giao thông kết nối Đồng Nai - TP HCM đã giải bài toán lo ngại đi xa của những người hiện sống và làm việc tại hai thành phố.
Việc này mở đường cho thị trường bất động sản thứ cấp Đồng Nai tăng trưởng. Ngoài ra, tại tỉnh góp mặt nhiều ông lớn địa ốc trong và ngoài nước với các dự án đa dạng loại hình sản phẩm.
Một số dự án tại khu đô thị Long Hưng, Biên Hòa, khu đô thị cù lao Phước Hưng ở xã Tam Phước và khu trung tâm thành phố Nhơn Trạch có qui mô 300 - 1.000 ha.
Bên cạnh quĩ đất còn rộng lớn, động lực khiến các chủ đầu tư dốc tiền kiến tạo các khu đô thị hàng trăm ha và thời gian hoàn thiện 1-2 thập kỉ kế tiếp là nhằm đón đầu quá trình đô thị hóa và xu hướng giãn dân từ TP HCM.
Trong đó, Tập đoàn bất động sản Novaland đã giới thiệu ra thị trường khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City tại khu Nam Biên Hòa, nằm ngay trên trục đường lớn Hương lộ 2 và liền kề Quốc lộ 51.
Phối cảnh dự án khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City tại Đồng Nai.
Ngay từ giai đoạn 1, Novaland cho biết tổng diện tích dự án hàng trăm hecta. Kết hợp qui mô lớn và địa thế ba mặt giáp sông, Aqua City có ưu thế tối đa để phát triển không gian thành những phân khu riêng biệt, vừa đảm bảo riêng tư, vừa đặc quyền cho gia chủ.
Bên cạnh đó, dự án còn phát huy ưu thế của hệ thống sông rạch len lỏi để tạo thành những cảnh quan đặc sắc cho từng phân khu.
Novaland cho phát triển loạt tiện ích gắn liền với cảnh quan thiên nhiên hiện hữu, theo triết lí bảo tồn tối đa tự nhiên và kiến tạo không gian sống hài hòa với tiện nghi hiện đại.
Loạt tiện ích đẳng cấp gắng liền với cảnh quan thiên nhiên hiện hữu.