‘Thị trường BĐS quá sốt sẽ khủng hoảng thừa, khi nguội sẽ có nhiều tàn dư’

Theo nhận định của các chuyên gia, dù chịu nhiều sức ép nhưng 2020 không phải là một năm khủng hoảng của thị trường BĐS, thay vào đó đây là cơ hội để thị trường thay đổi và thích ứng, mở ra kì vọng lạc quan cho năm tiếp theo.
‘Thị trường BĐS quá sốt sẽ khủng hoảng thừa, khi nguội sẽ có nhiều tàn dư’ - Ảnh 1.

Hầu hết các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp trong ngành đều đưa ra nhận định lạc quan về thị trường trong năm 2021. (Ảnh minh họa: Trường Nguyên).

Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2020) diễn ra vào ngày 11/12, hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định năm 2020 là năm thay đổi và thích ứng của thị trường bất động sản (BĐS).

Việc xuất hiện dịch Covid-19 khiến thị trường có những nhịp chững thấp nhất trong nhiều năm qua khi nguồn cung và lượng giao dịch đều có xu hướng giảm, đặc biệt ở các phân khúc đặc thù như BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng, bán lẻ,…

‘Thị trường BĐS quá sốt sẽ khủng hoảng thừa, khi nguội sẽ có nhiều tàn dư’ - Ảnh 2.

(Nguồn: Batdongsan.com.vn)

Thông tin do ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn công bố cho thấy, nhu cầu tìm kiếm nhà, đất tại Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương đều giảm 3 - 36%.

Ông Đinh Minh Tuấn nhận định, "đây là hiện tượng chưa từng diễn ra trong suốt năm năm trở lại đây".

Song, các chuyên gia cho rằng sự giảm nhiệt này được xem như khoảng lặng cần thiết để thị trường có thể điều chỉnh và tái khởi động.

Các doanh nghiệp trong ngành bắt đầu thay đổi cách thức kinh doanh để thích nghi với sự biến đổi, đơn cử như đẩy nhanh chiến lược ứng dụng công nghệ trong phát triển dài hạn và định hình những chiến lược kinh doanh mới.

Theo quan điểm của bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Giám đốc thị trường CBRE Việt Nam, "năm 2020 không phải là một năm khủng hoảng khi thị trường vẫn duy trì được sự ổn định. Các dự án mở bán vẫn có giao dịch đều đặn, những dự án của chủ đầu tư uy tín và giữ được tiến độ tốn vẫn được hấp thụ cao".

Đại diện CBRE dẫn chứng, Hà Nội, TP HCM và Bình Dương là ba thị trường có nguồn cung nhà ở tăng trưởng ổn định nhất. Trong đó, TP HCM có 9.214 căn hộ chào bán và tiêu thụ 8.890 căn, Hà Nội có 10.711 căn hộ chào bán và tiêu thụ 10.940 căn, thậm chí hấp thụ cả lượng hàng tồn kho trước đó.

Đối với Bình Dương, thị trường này có 8.289 căn hộ chào bán và hấp thụ 8.009 căn. Về thực tế, lượng cầu ở Bình Dương giảm so với năm 2019 do thu thập của người dân bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19.

Song, đại điện CBRE cho rằng đây không phải là bản chất của khủng hoảng, thị trường vẫn có sự ổn định và chắc chắn sẽ hồi phục sớm khi dịch bệnh được kiểm soát.

Hầu hết các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp trong ngành đều đưa ra nhận định lạc quan về thị trường trong năm 2021.

Đại điện doanh nghiệp, ông Vũ Quốc Việt Nam, Giám đốc Marketing CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) cũng cho rằng thị trường BĐS sẽ hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn.

Ông Vũ Quốc Việt Nam chia sẻ, "chúng ta không nên kì vọng một thị trường quá nóng hay quá lạnh mà nên kì vọng về một thị trường lành mạnh, khi đó thị trường phát triển ổn định, giá tăng phù hợp với nhu cầu thực tế. Còn nếu thị trường quá sốt sẽ xảy ra khủng hoảng thừa, khi nguội đi sẽ có nhiều tàn dư".

Về xu hướng phát triển BĐS trong tương lai, ông Ngô Văn, Giám đốc Marketing CTCP Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi, cho rằng thị trường năm 2021 sẽ hướng đến phát triển các đô thị qui mô lớn, đặc biệt ở những nơi có tiềm năng về hạ tầng và thương mại.

Bên cạnh đó, tại những thị trường mới như Quy Nhơn, Quảng Nam, nhà đầu tư sẽ tìm thấy nhiều cơ hội ở loại hình đô thị ven biển, đất nền và nhà phố qui hoạch.

Riêng với những thị trường vệ tinh của TP HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, sự phát triển của BĐS công nghiệp sẽ là động lực kéo dãn nhu cầu an cư, đến từ lượng lớn khách hàng là giới chuyên gia trong và ngoài nước.

Theo đó, nhu cầu về nhà ở cao cấp được kì vọng sẽ gia tăng khi các địa phương nói trên vẫn đang thiếu loại hình này.

Nói thêm về phân khúc BĐS công nghiệp, ông John Campbell, Trưởng bộ phận BĐS công nghiệp Savills Việt Nam chia sẻ, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia duy nhất ghi nhận tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020.

Trên nền xám của bức tranh thị trường chung, BĐS công nghiệp lại trở thành điểm sáng bởi những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại (EVFTA, RCEP).

"Kế hoạch lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam của nhiều nhà sản xuất lớn cùng với việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao cũng được xem là lực kéo quan trọng để kinh tế có thêm nhiều hi vọng.

Việt Nam đang chào đón làn sóng đầu tư ngày càng bùng nổ trong năm 2020 và dự kiến làm sóng này sẽ càng tăng mạnh hơn trong năm 2021, kéo theo tiềm năng phát triển BĐS thương mại và nhà ở", ông John Campbell nhận định.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.