Thị trường giáo dục: Quan hệ bất đối xứng

Các chuyên gia chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa người bán và người mua trong "thị trường giáo dục" hiện nay đang là mối quan hệ bất đối xứng.
thi truong giao duc quan he bat doi xung Thứ trưởng Bùi Văn Ga sẽ về ĐH Đà Nẵng làm giảng viên ngành Động cơ ô tô và dung lượng tái tạo
thi truong giao duc quan he bat doi xung Thông tin chính thức về phương án thi THPT quốc gia 2018
thi truong giao duc quan he bat doi xung Giám đốc Sở Hà Nội được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

Trường tư thì hoạt động theo thị trường

Tại hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 22/9, một nội dung được các đại biểu thảo luận là vấn đề quản lý giáo dục, bao gồm cả quản lý hệ thống giáo dục ngoài công lập.

TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-Đ là người kiên định quan điểm giáo dục phổ thông công lập nên là dịch vụ công thiết yếu và không nên áp dụng kinh tế thị trường. Còn các trường ngoài công lập thì được điều tiết theo quy luật của kinh tế thị trường.

Theo ông Tiến, trường ngoài công lập nên được tự xác định học phí tùy theo chất lượng, theo nhu cầu người học và mặt bằng thị trường. Trường xác định sai thì cũng giống như bán hàng, định giá không đúng thì sẽ khó tồn tại.

thi truong giao duc quan he bat doi xung
Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường PTTH Marie - Curie, một trường ngoài công lập xuất hiện hơn 20 năm ở Hà Nội và thu hút đông đảo phụ huynh.

Hiện nay, cả Luật Giáo dục năm 2005 và Nghị định 86 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đều để các trường ngoài công lập, bao gồm cả đại học lẫn phổ thông được "tự xác định học phí".

Quy định duy nhất liên quan tới học phí các trường tư là ở Thông tư 09 năm 2009 ban hành Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục quốc dân. Theo quy định này, các trường phổ thông tư trường phải công khai mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho cả cấp học.

Tuy nhiên, việc giám sát hiệu lực của quy chế công khai này không phải dễ dàng, thậm chí nó là nguồn cơn của nhiều giữa phụ huynh và các trường trong vấn đề học phí.

Ông Tiến phân tích, nếu đồng ý giáo dục ngoài công lập hoạt động theo kinh tế thị trường thì “không có vấn đề gì” khi không có quy định nào về mức học phí của các trường đó.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT ĐH FPT cho rằng, không có cơ sở để đặt mức trần học phí cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập vì mức học phí đi đôi với chất lượng và nó hoạt động theo tính chất của cơ chế thị trường.

"Ở đây là câu chuyện công bố từ phía nhà trường và chấp nhận từ phía phụ huynh".

Tuy vậy, ông Tùng thừa nhận, muốn hay không muốn giáo dục vẫn là lĩnh vực tương đối đặc biệt. Vì vậy, khi tăng học phí, nhà trường vẫn nên cân nhắc để mức tăng sao cho hợp lý.

"Việc tăng học phí là chuyện khó tránh nhất là trong điều kiện của Việt Nam, việc tăng thế nào là tùy theo chính sách của từng trường tuy nhiên cần cân nhắc cho phù hợp".

Tăng cường thiết chế để người mua không thiệt

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công độc lập phân tích, việc cho con học trường tư về bản chất là một hợp đồng dân sự. Người bán là nhà trường và người mua là phụ huynh.

Tuy nhiên, hợp đồng này đặc biệt hơn bình thường vì người bán trong trường hợp này có nhiều thông tin hơn, có nhiều quyền lực hơn người mua. "Người bán nhiều thông tin hơn người mua tức là thông tin bất đối xứng - một dạng thất bại thị trường".

Trong khi đó sự bất đối xứng về "quyền lực" thể hiện ở chỗ người mua là phụ huynh thường ở thế yếu vì không dễ dàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ, không dễ dàng chuyển trường cho con.

"Thị trường giáo dục dù là cạnh tranh như các các thị trường hàng hóa khác, nhưng món hàng giáo dục lại khác tivi, tủ lạnh, bó rau ở chỗ khách hàng không không dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp".

Ông Đồng nhìn nhận quan hệ "trường - phụ huynh" là một giao dịch dân sự mà không có hợp đồng cụ thể, chi tiết. Chất lượng món hàng, giá cả, lộ trình tăng giá đều không có. Và "hợp đồng" đó, dù có hàng trăm, hàng nghìn "người mua" nhưng đều là "thỏa thuận" với tư cách nhỏ lẻ.

Như mọi thị trường khác, thị trường giáo dục rồi sẽ có xung đột khi chất lượng "món hàng giáo dục" được cho là không như mong đợi. Còn nhà nước hiện tại chưa có nhiều cơ chế hiệu quả bảo vệ lợi ích cho phụ huynh.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc thiếu quy định, cơ chế giám sát đối với các trường ngoài công lập như hiện nay là một "lỗ hổng" trong quản lý vì giáo dục không thể kinh doanh đơn thuần mà còn mang ý nghĩa xã hội.

thi truong giao duc quan he bat doi xung
Ông Nguyễn Văn Hòa.

Trong tham luận tại hội thảo ngày 22/9, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) góp ý quyền tự chủ tài chính của các trường tư phải trên các cơ sở: Thỏa thuận và đạt được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh; Sự tự chịu trách nhiệm của cá nhân hay tập thể những người giữ vai trò chủ trường; Bảo đảm công khai, minh bạch, phục vụ trực tiếp cho công tác giáo dục, đúng luật, không chỉ vì lợi nhuận.

"Đó là trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục, cũng là cơ chế tự nhiên để các cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển bền vững, không bị đào thải trong môi trường cạnh tranh cao" - ông Hòa nói.

Ông Đồng cho rằng nên để các trường ngoài công lập hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, cần phải tăng cường sức mạnh của các thiết chế tư pháp và hội nhóm dân sự như ban đại diện phụ huynh để khi xảy ra xung đột, người mua - phụ huynh không còn ở thế yếu.

Việc củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh là một giải pháp, với điều kiện tổ chức này hoạt động thực chất, có nhiều nhóm, chứ không chỉ một ban đại diện duy nhất.

Bên cạnh đó, cần một cơ quan điều tiết thị trường đóng vai trò thiết lập luật lệ và xử lý các tranh chấp nếu có. Một cơ quan như thế mang tính chất kỹ trị cao và khác với các Bộ thường mang tính chính trị nhiều hơn.

"Về lâu dài, thị trường giáo dục cần phải có các thiết chế tòa, thiết chế cơ quan điều tiết thị trường và hiệp hội, hội tham gia giải quyết các xung đột. Nếu không sẽ lại quay lại vòng luẩn quẩn mà vấn đề không được giải quyết. Điều này đã xảy ra ở các thị trường khác ở Việt Nam như viễn thông, điện lực, du lịch, hàng không…" - ông Đồng nói.

thi truong giao duc quan he bat doi xung Thứ trưởng Bùi Văn Ga sẽ về ĐH Đà Nẵng làm giảng viên ngành Động cơ ô tô và dung lượng tái tạo

Giáo sư Lê Kim Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ ngắn về việc Thứ trưởng Bùi ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.