Thịt lợn bất ngờ khan hàng

Dịch tả lợn châu Phi đã lắng xuống khi hơn một tuần nay chưa phát thêm ổ dịch tại địa phương nào, giá thịt lợn tại các chợ truyền thống theo đó cũng đang xu hướng ổn định, nhiều nơi tại khu vực Hà Nội xảy ra tình trạng khan hàng.

Giá thịt lợn tại chợ có dấu hiệu đi lên, khan hàng

Xâm nhập vào Việt Nam sau hơn hai tháng (1/2), đến thời điểm hiện tại dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 23 tỉnh, thành phố của cả nước. Tuy nhiên, đã hơn một tuần nay, dịch bệnh này đang khựng lại chưa lan rộng ra tỉnh khác.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hai ngày gần đây giá thịt lợn tại chợ đang có dấu hiệu đi lên, sức mua cũng cao hơn so với những ngày trước.

Thịt lợn bất ngờ khan hàng - Ảnh 1.

Sức mua thịt lợn tại các chợ dân sinh đã sôi động trở lại. (Ảnh: Hương Nguyễn).

Chị Nguyễn Thanh Hòa (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Hai ngày gần đây, không chỉ có giá lợn  hơi mà giá lợn thịt cũng có dấu hiệu đi lên do người dân đã quay trở lại mua thịt tại các chợ dân sinh, những ngày trước một ngày tôi bán không hết một con lợn nhưng bây giờ trung bình mỗi ngày bán được hai con là chuyện bình thường, số lượng lợn tại các chuồng đang khan hiếm nên rất khó nhập về bán".

Nhiều cửa hàng do khan hàng thịt lợn nên chỉ bán buổi sáng, chiều nghỉ, giá thịt lợn tại đây cũng tăng khoảng 5.000 đồng đến 10.000 đồng/kg, đặc biệt các loại thịt như chân giò, vai… phổ biến ở mức 100.000 đồng đến 110.000 đồng/kg.

Từ 1/4 đến nay, giá thịt lợn hơi tăng từ 36.000 - 40.000 đồng/kg, tăng so với trước từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.

Thịt lợn thăn, ba chỉ, mông… đều bán đồng giá 100.000 đồng/kg; sườn loại 1 giá 100.000 đồng/kg, loại 2 là 90.000 đồng/kg, tim 250.000 đồng/kg, các loại nội tạng như dạ dày 180.000 đồng/kg, lòng 80.000 đồng/kg…

Giá tăng trở lại đó là do người dân đã gạt bỏ được e ngại về dịch tả lợn châu Phi, sợ mua thịt tại các chợ dân sinh vì lo lắng thịt không đảm bảo.

Chị Hoàng Linh, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Thịt lợn là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình tôi, nên trong lúc xảy ra dịch bệnh đã lựa chọn mua thịt tại siêu thị cho đảm bảo, tuy nhiên vài ngày gần đây dịch bệnh đã không lây lan nên tôi lại quay lại mua thịt tại chợ gần nhà, bên cạnh đó tôi cũng biết trước khi lợn được bày bán ra thị trường, đều có lực lượng kiểm tra chất lượng của thịt lợn nên tôi cũng yên tâm hơn".

Chủ tịch hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai: 'Do dịch tả nên lượng heo đang thiếu trầm trọng, thời gian tới giá sẽ lên 45.000 đồng/kg'

Không chỉ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang có dấu hiệu khan hiếm hàng, giá cao mà tại Đồng Nai cũng có tình trạnh tương tự.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết hiện tại do dịch tả heo châu Phi nên sức tiêu thụ tại các chợ đầu mối tại Đồng Nai giảm hơn một nửa, giá heo hơi khựng xuống nhưng giá ở chợ đầu mối tốt lên, bình quân sức tiêu thụ chợ đầu mối Tân Xuân từ 6.000 con heo đến 8.000 con heo, tuy nhiên trong hai đến ba ngày qua chỉ ở 3.000 con heo bình quân trong một đêm nên xuất hiện tình trạng thiếu heo, chợ lắng xuống, thị trường bắt đầu có hiện tượng cháy hàng.

Tình trạng thiếu heo trầm trọng do trước đó người nuôi ồ ạt bán do lo sợ dịch tả heo châu Phi, Chủ tịch hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cũng dự đoán trong thời gian ngắn tới giá heo tại đây sẽ ở mức 45.000 đồng/kg.

Tại cuộc họp với các Tập đoàn, doanh nghiệp chăn nuôi lớn tại Việt Nam để bàn giải pháp kiểm soát an toàn cơ số giống và ngành hàng thịt heo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh đến giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học để ngăn chặn dịch tả heo châu Phi.

Trong qui mô chăn nuôi hiện nay, số lượng heo chăn nuôi tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện chiếm 55% tổng sản lượng thịt heo, trong tổng đàn heo khoảng 28 triệu con của cả nước.

Ngoài các biện pháp tăng cường truyền thông để người tiêu dùng không quay lưng lại với tiêu dùng thịt heo, các đại biểu đề cập đến việc tháo gỡ những khó khăn về vấn đề lấy mẫu xét nghiêm; kiểm dịch đàn heo khỏe mạnh để doanh nghiệp thuận lợi trong lưu thông đàn heo khỏe mạnh vừa đảm bảo cung cấp giống an toàn, vừa gỡ khó trong khâu tiêu thụ.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.