Lê Hữu Hiếu chia sẻ, em bắt đầu chuyển hướng ôn thi khối B từ giữa năm lớp 11. Ngoài giờ học ở trường, học thêm với thầy cô, Hiếu dành 4 tiếng mỗi tối để ôn bài, luyện đề.
Hiếu chia sẻ, em xác định tự học là chính nên thường tìm kiếm tài liệu trên mạng. Hoàn cảnh gia đình không mấy dư dả để Lê Hữu Hiếu theo học các lớp luyện thi. May mắn, em nhận được sự giúp đỡ tận tình từ giáo viên trong trường. Thầy cô thường xuyên cung cấp tài liệu, sẵn sàng giải đáp thắc mắc khi cậu học trò gặp phải bài tập quá khó.
Hiện tại, Hiếu đang là sinh viên năm nhất ngành Bác sĩ đa khoa của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh .
Sau gần một năm học ở mái trường đại học, Hiếu cho rằng em đã dần quen với môi trường và cách học ở trên đại học: “Việc học ở trường hiện tại có một chút khác với suy nghĩ của em trước khi bước vào giảng đường đại học’- Hiếu chia sẻ.
Cũng theo Hiếu, trước khi trở thành sinh viên, em nghĩ là học y thì mình sẽ trở thành một con mọt sách lúc nào cũng chỉ biết học nhưng sau khi vào học ở đại học thì ngoài thời gian học tập kiến thức thì chúng em còn được nhà trường tạo điều kiện để tham gia các hoạt động tình nguyện, rèn luyện phát triển kĩ năng mềm,…
“Việc học ở đại học cũng khác rất nhiều so với ở trường phổ thông như chúng em phải chủ động hơn. Mỗi người cần phát huy tối đa khả năng tư duy, suy nghĩ độc lập, tổng hợp kiến thức để vận dụng và tương tác với các bạn trong nhóm một cách có hiệu quả”- Hiếu chia sẻ.
Thủ khoa khối B năm 2017 Lê Hữu Hiếu giờ đã là chàng sinh viên Y khoa (Hiếu đứng giữa) |
Nên luyện 1 đề /môn/ ngày, chú ý lý thuyết
Lê Hữu Hiếu cho rằng, vì thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia không còn nhiều nên ở lúc này, các em lớp 12 cần làm các đề thi thử của các sở giáo dục, các trường THPT trên cả nước (mỗi ngày nên làm khoảng 1 đề/ môn) để được va chạm, có thêm kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng làm đề.
Cũng theo Hiếu, cần phân phối thời gian một cách hợp lý và sau mỗi đề làm được xem lại có dạng bài nào mới, bài khó chưa làm được thì mình ghi chú lại để suy nghĩ, có thể hỏi thầy cô và bạn bè xung quanh.
Ngoài ra, Hiếu cho rằng, những câu nào trong khả năng kiến thức của mình nhưng làm sai thì phải lưu ý tránh sai sót lần sau, những dạng kiến thức mà mình còn yếu thì dành thời gian để ôn tập bổ sung lại.
"Một phương châm mà em rất tâm đắc khi làm đề thi thử của thầy chủ nhiệm ngày cấp 3 của em đó là: “ thử mà như thật, thật mà như thử”. Vậy nên, khi làm đề cần làm đúng và đủ thời gian, tập trung tối đa, rèn luyện cho mình tâm lý và thói quen tốt. Làm được bao nhiêu đề không quan trọng bằng việc mình rút ra được điều gì bổ ích gì sau khi làm đề đó”- Hiếu nhận mạnh
Đặc biệt, ở các môn Khối B, Hiếu cho rằng, ngoài phần bài tập, phần lý thuyết rất quan trọng và chiếm tỉ lệ cao trong cấu trúc đề thi nên phải thật chú ý, dành thời gian để ôn tập, hệ thống lại các kiến thức lý thuyết cơ bản trong sách giao khoa, người ra đề có thể sử dụng những kiến thức cơ bản đó để tạo nên một câu hỏi dễ đánh lừa nhiều người
“Tốc độ quan trọng nhưng cũng phải thật cẩn thận trong khi làm đề, tránh chủ quan mất điểm đáng tiếc ở những câu dễ’- Hiếu nói.
Lịch thi THPT Quốc gia 2018:
Những lưu ý không thể bỏ qua về môn Toán trước kỳ thi THPT quốc gia 2018
Giáo viên Trần Lê Cường, giảng dạy tại Hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy gợi ý thí sinh phươn pháp ôn luyện hiệu quả, ... |
Cười đau bụng với phương pháp 'tam kiếm hợp bích' truyền đạt kiến thức '3 trong 1' của thầy cô
Thầy giáo Hóa, cô giáo Địa và thầy giáo Văn "tam kiếm hợp bích", truyền đạt kiến thức "3 trong 1" khiến dân mạng cười ... |
Bộ 10 đề 8 điểm môn Vật lý ôn thi THPT quốc gia năm 2018: Đề số 6
Tiến sĩ (TS) Lê Tiến Hà vừa đưa ra bộ 10 đề 8 điểm môn Vật lý ôn thi THPT quốc gia năm 2018. Sau ... |