Thủ tục miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

Những người bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 

Năm 2012, Thủ tướng ban hành quyết định số 20 về việc sửa, bổ sung một số điều của quyết định số 174 năm 2008 "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư".

Quy trình hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư

Đối tượng bị hủy bỏ công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm: người đã được công nhận đạt chuẩn, được phong hoặc được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận; người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp hoặc đã bị thu hồi hay tước bằng tiến sĩ thuộc chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư; người đã bị kỷ luật buộc thôi việc; và những người bị tòa án phạt tù giam hoặc án treo kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

thu tuc mien nhiem chuc danh giao su pho giao su

Những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh minh họa

Khi có thông tin, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phải xác minh những trường hợp trên; sau đó thẩm định và quyết nghị bằng lấy phiếu kín từng trường hợp. Nghị quyết có giá trị thực hiện nếu có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tán thành.

Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ nghị quyết của hội đồng để ra quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh, tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư; thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo, cho các cơ sở giáo dục đại học và cho người bị hủy bỏ công nhận.

Thủ tục miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

Đối tượng miễn nhiệm là người đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo điều 5 quy định 174; người bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; người được phong, công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng bị tước bỏ công nhận chức danh này.

Về trình tự miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, đầu tiên trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn trực thuộc trường đại học căn cứ ý kiến của bộ môn đề nghị thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về miễn nhiệm đối với từng giáo sư hoặc phó giáo sư đã được bổ nhiệm chức danh nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo điều 5.

Sau đó, hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học xem xét đề nghị của trưởng khoa đối với từng trường hợp để đề nghị miễn nhiệm và có ý kiến bằng văn bản gửi thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.

Cuối cùng, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ ý kiến của hội đồng khoa học, ra quyết định miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động với người đã có quyết định miễn nhiệm, báo cáo thủ trưởng cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

thu tuc mien nhiem chuc danh giao su pho giao su 'Bộ trưởng Giáo dục và Y tế không nhất thiết phải là giáo sư'

Theo TS Lê Viết Khuyến, quan chức gắn với giáo sư, dù có thanh minh thế nào cũng thể hiện ham muốn chức danh.

thu tuc mien nhiem chuc danh giao su pho giao su Tôi có bằng chứng về tiêu cực trong xét chức danh PGS, GS

Bằng chứng của tôi là: Điểm khoa học và đào tạo xét trong Hội đồng chức danh giáo sư (GS) liên ngành đạt 40,6; có ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.