Thủ tướng: 'Hoàn cảnh nào cũng không được để thiếu điện'

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, ngành điện trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân.

Bộ Công Thương, EVN phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân trong việc bảo đảm đủ điện

Chiều 15/7, Thường trực Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tổ chức họp bàn các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân trong việc bảo đảm đủ điện.

 Thủ tướng nhấn mạnh ngành năng lượng Việt Nam phải tự cường, ít phụ thuộc vào nước ngoài. EVN có trách nhiệm chủ lực trong việc bảo đảm điện. Các Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cần tham gia tích cực đầu tư các công trình nguồn điện; đồng thời tích cực huy động nguồn lực xã hội hoá để đầu tư phát triển nguồn điện. 

dien_luc

Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) được yêu cầu phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân trong việc bảo đảm đủ điện. (Ảnh: TTXVN).

 Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn chỉ rõ, nhiều chủ trương, biện pháp mà Thường trực Chính phủ, Chính phủ đã kết luận, có thông báo chi tiết nhưng việc triển khai nhiều dự án nguồn điện, nhất là dự án có quy mô lớn (dự kiến hoàn thành năm 2023) đã bị chậm tiến độ, khiến xuất hiện nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2022-2023, thậm chí ngay từ năm 2021.

Với nhiều việc, các bộ, ngành, đơn vị triển khai còn chậm, thiếu phối hợp, lúng túng, né tránh trách nhiệm. Thủ tướng yêu cầu những vấn đề trên cần được các bộ, ngành, đơn vị, nhất là Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, không để xảy ra như thời gian qua. Yêu cầu trong vấn đề bảo đảm điện phải quy trách nhiệm cụ thể.

Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương nếu TKV không cung cấp đủ than thì các nhà máy điện có thể được nhập khẩu than để bảo đảm phát điện. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với EVN, TKV, PVN, Uỷ ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp đồng bộ cung cấp đủ than, khí cho từng nhà máy, chấm dứt tình trạng thiếu than như đã từng xảy ra trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh phong trào tiết kiệm điện, ứng dụng công nghệ hiện đại ít tiêu hao điện, phấn đấu có giá điện cạnh tranh khi thực hiện thị trường bán lẻ điện; tích cực thực hiện lộ trình thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

AAAQgTS

Thủ tướng cũng đồng ý nguyên tắc mua hết công suất thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời với giá hợp lí và với điều kiện đáp ứng khả năng nối lưới của từng dự án.

Mua hết công suất điện mặt trời với giá hợp lí trong khả năng nối lưới từng dự án

Nhấn mạnh một nền năng lượng tự cường, Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương giải quyết nhanh, đơn giản hoá các trình tự thủ tục đầu tư với các dự án nguồn điện của EVN, dự án đồng bộ nguồn khí, các dự án thuỷ điện.

Bộ Công Thương và Uỷ ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương trình phương án xử lí dự án Nhiệt điện Thái Bình 2; khẩn trương báo cáo, trình Chính phủ vấn đề Quy hoạch Điện VIII; báo cáo vấn đề liên quan dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước được chỉ đạo xem xét cơ chế cho vay vượt hạn mức tín dụng đối với dự án nguồn điện. Các tập đoàn EVN, TKV tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án điện, không được chậm tiến độ.

Thủ tướng nêu rõ, Thường trực Chính phủ đồng ý xem xét cơ chế đặc thù áp dụng cho các dự án điện cấp bách trong thời gian tới. Thủ tướng cũng đồng ý nguyên tắc mua hết công suất thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời với giá hợp lí và với điều kiện đáp ứng khả năng nối lưới của từng dự án.

Giữa tháng 6, Bộ Công Thương có báo cáo gửi Chính phủ, cho biết Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020. Hiện tổng công suất nguồn điện của Việt Nam gần như không còn dự phòng, trong khi nhiều dự án theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đều chậm tiến độ.

Bộ Công Thương tính toán, giai đoạn 2021 - 2025 sẽ huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, nhưng hệ thống điện nhiều khả năng không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam, với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỉ kWh (năm 2021). Con số này tăng lên gần 10 tỉ kWh vào 2022; 12 tỉ kWh vào 2023...


chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.