Thủ tướng nói về dự án nhiệt điện 12 tỷ USD tại Cần Thơ

Dự án đường ống dẫn khí Lô B và 3 nhà máy nhiệt điện tại TP Cần Thơ có tổng chi phí 12 tỷ USD. Theo kế hoạch, năm 2026 sẽ đón dòng khí đầu tiên từ lô B, còn các nhà máy sẽ vận hành vào năm 2026 - 2028.

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I. (Ảnh: Báo Cần Thơ). 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ vừa qua đã có cuộc tiếp xúc với cử tri vào chiều 12/5, Báo Chính phủ đưa tin. 

Tại buổi làm việc, Thủ tướng thông tin, giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng qua đạt gần 17,5% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (15,7%), thu hút FDI đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng 4,5%, vốn FDI thực hiện đạt 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%. Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực.

Hạ tầng chiến lược được thúc đẩy, nhất là các dự án cao tốc; công tác quy hoạch được đẩy mạnh, hoàn thành 6 quy hoạch vùng. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc. 

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, như sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng,...    

Liên quan đến kiến nghị của cử tri TP Cần Thơ, Thủ tướng trả lời việc triển khai đầu tư dự án tuyến đường liên vùng Ô Môn - Giồng Riềng (kết nối Kiên Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp) là 1 trong 3 trục dọc để phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố.

Về đường khí dẫn Lô B, việc thực hiện dự án để đảm bảo các nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III và IV được vận hành đúng tiến độ theo kế hoạch (năm 2026 sẽ đón dòng khí đầu tiên từ lô B và 3 nhà máy sẽ vận hành vào năm 2026 - 2028).  

Theo Báo Cần Thơ, Thủ tướng cho biết tổng chi phí dự án đường ống dẫn khí Lô B và các nhà máy nhiệt điện là 12 tỷ USD, hiện đang làm rất quyết liệt.   

Lãnh đạo UBND thành phố thông tin, dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đang được chủ đầu đẩy nhanh tiến độ triển khai, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, địa phương đang cùng chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án Nhà máy nhiệt điện II, III, IV;  Bộ Công Thương đang hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà máy.

Ngoài ra, về tuyến đường liên vùng Ô Môn - Giồng Riềng, UBND thành phố trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề xuất dự án, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định. Dự kiến tổ chức triển khai thực hiện giai đoạn 2025 - 2029.  

chọn
Hình ảnh đường song hành Vành đai 4 dần thành hình đoạn qua Vinhomes Đan Phượng
Đường song hành Vành đai 4 – vùng Thủ đô đi qua huyện Đan Phượng với chiều dài 6 km, nhiều đoạn đã thảm nhựa, trong đó có đoạn đầu cầu Hồng Hà.