Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xem xét giảm lãi suất ngân hàng và miễn giảm thuế, phí

Tại buổi họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục xem xét giảm lãi suất, và ngành tài chính tiếp tục giảm, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng: Gói chính sách kích thích phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần nghiên cứu chính sách dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể, hỗ trợ kích thích kinh tế. (Ảnh: VGP).

Hôm nay, 9/7, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thống nhất kịch bản tăng trưởng Việt Nam từ 3 - 4%, kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, trong đó có vấn đề tăng bội chi, huy động thêm nguồn lực.

Các thành viên Hội đồng nhận định, nguy cơ dịch bệnh còn hiện hữu, trong khi suy giảm kinh tế thế giới vẫn tác động nặng nề trên nhiều phương diện của đất nước. Dịch cũng không thể trong năm nay mà có thể kéo dài trong thời gian tới. 

Do đó, các thành viên Hội đồng cho rằng, việc ban hành các gói chính sách phục hồi phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn, cho cả năm 2021, 2022, chứ không chỉ trong năm nay với tinh thần tiến công kinh tế trong khi vẫn phòng thủ dịch bệnh.

Theo TS. Võ Trí Thành, phải thực hiện thật nhanh các gói hỗ trợ đã ban hành gồm gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ tài chính hơn 180.000 tỉ đồng.

Cũng tại buổi họp, TS. Trần Du Lịch nhìn nhận, việc triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, cần đẩy mạnh hơn. Các gói chính sách phải mang tính dài hạn bởi có dự báo một số ngành, lĩnh vực, nhất là ngành sử dụng nhiều lao động phải sang quý III/2020 mới “thấm đòn” do đứt gãy các hợp đồng.

Đồng quan điểm, chuyên gia Bùi Đức Thụ góp ý, ngoài cơ chế hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của Covid-19, cần có các chính sách hỗ trợ đặc biệt phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp mạnh hơn, không chỉ tái cơ cấu thị trường đầu vào, đầu tư mà cả lao động, tăng sức chống chịu của nền kinh tế.

TS. Trần Đình Thiên cũng cho rằng trong tình thế khó khăn này, cần tính tới các biện pháp xử lí nợ xấu. Còn TS. Trần Đình Thiên đề nghị Chính phủ, Nhà nước phải là “người mua hàng lớn nhất” đối với các sản phẩm “made in Việt Nam”.

Tại buổi họp, một số thành viên kiến nghị, so với các nước thì gói hỗ trợ tài khóa của Việt Nam là ít nhất, do đó cần tập trung vào gói này nhiều hơn, cũng như tăng qui mô các gói hỗ trợ, nhất là cho ngành hàng không. 

Kích cầu nội địa cũng nên hướng vào kích cầu du lịch, bán lẻ, tín dụng tiêu dùng. Ngành ngân hàng cần tiếp tục hạ lãi suất cho vay.

Thủ tướng: Gói chính sách kích thích phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn - Ảnh 2.

Thủ tướng đưa ra mục tiêu cụ thể, năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP. (Ảnh: VnEconomy).

Ghi nhận các ý kiến cho rằng xu hướng của các nước là tiếp tục thực hiện giải pháp kích thích kinh tế, cả về tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, Thủ thướng cũng lưu ý với các thành viên rằng nguy cơ tiếp theo là khủng hoảng nợ công, khủng hoảng hệ thống tài chính, tiền tệ và nợ xấu có thể xảy ra và nếu xảy ra thì cuộc khủng hoảng này sẽ tiếp tục đẩy thế giới lún sâu vào suy thoái nặng nề hơn.

Thủ tướng đưa ra mục tiêu cụ thể là năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP.

Do đó, việc cấp thiết là điều hành chủ động, linh hoạt hơn nữa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ để đạt hai mục tiêu: Kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đời sống; giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, duy trì niềm tin chỉ đạo điều hành.

Thủ tướng chỉ đạo, với ngành Ngân hàng, tiếp tục xem xét giảm lãi suất, tiếp tục chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân. 

Với ngành tài chính tiếp tục xem xét giảm, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí.

Các bộ, các ngành, các địa phương phải quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu nội địa, đặc biệt không để mất thị trường quốc tế, bằng cách nghiên cứu những thị trường mới, đẩy mạnh thanh toán điện tử, kinh tế số... là những nhiệm vụ mà Thủ tướng yêu cầu tại buổi họp cho các bộ, ban ngành cần thực hiện.


Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào lúc 13h30 ngày 03/06/2025 tại Khách sạn L7 West Lake Hanoi by LOTTE, TP Hà Nội.

Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả Việt Nam Mới. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.

chọn
Hiện trạng khu công nghiệp - đô thị 5 tỷ USD sau 15 năm thành lập ở nam Hà Nội
Được kỳ vọng là động lực phát triển của đô thị vệ tinh Phú Xuyên, dự án Khu công nghiệp hỗ trợ - Đô thị dịch vụ Nam Hà Nội (Hanssip) hiện đã có doanh nghiệp thuê mặt bằng, xây dựng nhà máy.