Thủ tướng yêu cầu triển khai nhanh các dự án trọng điểm phía Nam, phấn đấu khởi công sân bay Long Thành năm 2020

Trong đó, các tuyến cao tốc trọng điểm để tăng khả năng kết nối trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ… đặc biệt là sân bay Long Thành và hệ thống hạ tầng khác được Thủ tướng yêu cầu triển khai nhanh.

Thủ tướng Chính phủ ngày 19/7 đã có Chỉ thị 19/CT-TTg về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, Chỉ thị nêu ra 3 nhóm giải pháp về: Cơ chế, chính sách; liên kết các ngành, lĩnh vực và nguồn lực.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh các dự án cao tốc, phấn đấu khởi công sân bay Long Thành cuối năm 2020

Để tạo liên kết các ngành, lĩnh vực trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, các dự án kết nối trong khu vực. Đặc biệt chú trọng các dự án như cao tốc Bến Lức - Long Thành, phấn đấu khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong quý IV năm 2020.

IMG_1348

Cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối tuyến Long Thành - Dầu Giây sẽ nâng cao nguồn lực cho Vùng KTTĐ phía Nam. (Ảnh: Tất Đạt).

Bộ Giao thông Vận tải cũng được yêu cầu chỉ đạo thông tuyến kĩ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; Mỹ Thuận - Cần Thơ trong năm 2021. Hạ tầng giao thông của VùngKTTĐ phía Nam cần chú trọng đầu tư đường thủy nội địa kết nối vận tải thủy Đồng bằng Sông Cửu Long với TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, đẩy mạnh phát triển vận tải thủy với Campuchia.

Thủ tướng yêu cầu phải ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics tọa lạc ở nơi có lợi thế về vị trí địa lí, gần nguồn cung cấp hàng hóa như các khu công nghiệp, hệ thống cảng, gần khách hàng tiêu thụ. Trong quá trình xây dựng, hệ thống nên lấy TP HCM và gắn kết với trục cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Long Thành làm trung tâm và phát triển lan tỏa ra các khu vực lân cận.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được yêu cầu ưu tiên nguồn lực của Nhà nước để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng. Trong đó, chú ý giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn, úng ngập tại TP HCM và một số đô thị lớn; ưu tiên giải quyết trước hết các điểm nút chính, nơi tập trung mật độ dân cư cao tại các đô thị trung tâm.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ và các tỉnh, thành phố trong Vùng cũng phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao nội lực, nhất là về hạ tầng và nguồn nhân lực. Chú trọng xây dựng Đề án phát triển Trung tâm khởi nghiệp quốc gia tại TP HCM, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm nay.

Vùng KTTĐ phía Nam là đầu tàu của cả nước

landmart81-cong-trinh-the-ky-do-chinh-tay-nguoi-viet-lam-nen-3(1)

Vùng KTTĐ phía Nam là đầu tàu của cả nước, lấy TP HCM làm hạt nhân phát triển. (Ảnh: Kiến trúc Việt Nam).

Chị thị nêu rõ mục tiêu của Vùng KTTĐ phía Nam là phát triển kinh tế bền vững, đi đôi với bảo đảm ổn định xã hội, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường với việc bảo vệ và phát triển rừng.

8 tỉnh, thành trong Vùng phải phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí; hoàn thành các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đến năm 2020, định hướng đến 2030.Vùng KTTĐ phía Nam được xác định là Vùng kinh tế động lực đầu tàu, trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực. 

Vùng còn là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, có 7/8 tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ phía Nam có điều tiết về ngân sách trung ương.

IMG_3663

Cần chú trọng việc hướng nghiệp, trợ giúp tiếp cận các nguồn lực cho hộ nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương. (Ảnh: Tất Đạt).

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư công. Từ đó, các dự án đầu tư công được thúc đẩy triển khai và khuyến khích kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Cần có cơ chế phân định trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa Ban chỉ đạo, các Bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng trong Quý IV/2019.

Ngoài chính sách đầu tư của Nhà nước, các tỉnh, thành phố trong Vùng phải chủ động huy động đa dạng các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa Trung ương và địa phương, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm. 

Các địa phương cũng cần tăng cường kêu gọi đầu tư theo các hình thức PPP, xã hội hóa... đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, phát huy lợi thế về giao thông đường thủy của Vùng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.